Tăng lãi suất có hút được tiền nhàn rỗi trong dân?

Xu hướng tăng lãi suất huy động rộ lên từ tháng 5 và tiếp tục đến nay. Liệu kênh gửi tiết kiệm đã đủ hấp dẫn để thu hút được dòng tiền từ người dân?

Mặc dù lãi suất tiết kiệm đã đồng loạt tăng, tuy nhiên, chị Nguyễn Phương Thảo (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn ưu tiên các kênh đầu tư ngắn hạn như chứng khoán, vàng thay vì gửi tiền vào ngân hàng.

Chị Nguyễn Phương Thảo cho rằng: “Tôi có một khoản tiết kiệm cá nhân của mình thì tôi cũng quan tâm đến việc sinh lời để phục vụ các nhu cầu sau này. Tôi thấy lãi suất ngân hàng có tăng nhưng không đáng kể, nó vẫn chưa hấp dẫn đối với tôi nên tôi chưa đầu tư vào đó mà vẫn chọn đầu tư các kênh như chứng khoán”.

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 25/3, huy động vốn của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với cuối năm 2023.

Đến hết tháng 6, huy động vốn của các tổ chức tín dụng đã tăng 1,5% so với cuối năm 2023, ước đạt 13,575 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là mức tăng tiền gửi thấp nhất trong nhiều năm qua.

Để thu hút dòng tiền gửi, nhiều ngân hàng lựa chọn thúc đẩy kênh gửi tiền online với mức lãi suất hấp dẫn hơn, người dân có thể chủ động sử dụng tiền của mình ngay khi cần, thậm chí, khách hàng có thể vay thấu chi lại chính khoản tiền gửi của mình để bảo toàn lãi suất.

Ông Phạm Long Giang - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Ngân hàng số, Khối Khách hàng cá nhân VPBank.

Ông Phạm Long Giang - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Ngân hàng số, Khối Khách hàng cá nhân VPBank, cho hay: “Với những quyển sổ dài hạn, chúng tôi có giải pháp cho khách hàng mở thấu chi trên ứng dụng. Theo cách này, khách hàng sẽ có ngay dòng tiền ngắn hạn từ việc thế chấp chính sổ tài khoản của mình mà không phải đập sổ, còn nếu sau đấy không dùng thì khách hàng không phải trả lãi. Đây là giải pháp, một mặt khách hàng vẫn giữ được lãi suất dài hạn, một mặt vẫn có dòng tiền sử dụng ngắn hạn”.

Mức lãi suất được các ngân hàng tăng lên khoảng 6,2 - 6,3%/ năm.

Theo các chuyên gia, mức lãi suất được các ngân hàng tăng lên khoảng 6,2 - 6,3%/ năm như hiện nay vẫn chưa thực sự hấp dẫn khi mức lạm phát tại Việt Nam vẫn đang duy trì khoảng trên dưới 4%.

Các chuyên gia dự báo mức tăng từ nay đến cuối năm sẽ không mạnh và sẽ nhích dần lên theo từng quý, tương đương với mức tăng bình quân 1%/ năm. Mặc dù lãi suất huy động chưa như kỳ vọng nhưng các kênh đầu tư bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ vẫn đang trầm lắng, không mang lại lợi nhuận cao và an toàn như gửi tiết kiệm, khiến dòng tiền nhàn rỗi nhiều khả năng sẽ tạm thời nằm lại kênh giữ vốn này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...

Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.

Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.

Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.

Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất, tránh bị động và rút kinh nghiệm từ đợt sốc lần này trước quyết định cuối cùng về thuế đối ứng của Mỹ.

Trước quyết định áp thuế đối ứng lên tới 46% từ Hoa Kỳ, Bộ Công Thương cho biết cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy đàm phán các FTA với các thị trường mới.