Tăng doanh thu nhờ livestream bán hàng
Từ sau đại dịch covid 19, mua sắm trên các nền tảng trực tuyến đã trở thành xu hướng. Những hình thức bán hàng trực tuyến mới cũng ngày càng phát triển để người mua tiếp cận hàng hóa một cách chân thực, tăng niềm tin, từ đó dễ dàng rút hầu bao mua sắm hàng hóa.
Khảo sát nhanh của phóng viên Đài Hà Nội, đa số người tiêu dùng được hỏi đếu trả lời khi muốn mua một mặt hàng gì đều có thói quen lên các sàn thương mại điện tử để tìm hiểu, khảo giá và đặt mua.
Anh Hoàng Đức Lập, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, cho biết: ''Tôi hay mua hàng online vì được khảo giá sản phẩm trên nhiều gian hàng, khảo giá trên 4 -5 shop hoặc hơn''.
Chị Lê Minh Hương, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, chia sẻ: ''Tôi cảm thấy mua hàng online thuận tiện trong cuộc sống bận rộn, tôi được so sánh hàng thông qua bình luận của khách hàng và thanh toán nhanh chóng thuận lợi''.
Nếu như trước đây, khi mua hàng online, người mua lo ngại về chất lượng hàng hóa không giống như quảng cáo, thì với hình thức bán hàng livestream, người tiêu dùng dễ dàng tương tác với người bán về thông tin sản phẩm.
Thống kê quý I/2024, đã có 95% người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến qua hình thức livestream. Đây đang là một xu hướng trong các nền tảng mua sắm online, giúp cho cả nhãn hãng và sàn thương mại điện tử đạt được mục tiêu của mình.
Ông Nguyễn Đình Hòa, CO Founder Teechan Ecom, cho biết: ''Những phiên livestream thành công sẽ giúp người bán bán được nhiều sản phẩm, KOC quảng cáo kênh của họ còn sàn thương mại điện tử sẽ có số lượng truy cập sàn ngày một nhiều hơn''.
Các sản phẩm nông sản cũng hướng tới thị trường thương mại điện tử. Dù chưa quen với việc livestream bán hàng, nhưng những người nông dân đã chịu khó cập nhật để có thể tránh được tình trạng ''được mùa mất giá'', phụ thuộc vào thương lái như cách bán hàng truyền thống trước đây.
Anh Nguyễn Văn Tài, thôn Thụy Phiêu, xã Thụy An, huyện Ba Vì cho biết: ''Lần đầu tiên livestream tôi bán được 100 quả trứng và 3 con gà. Tôi được trực tiếp tương tác với khách hàng và bán sản phẩm trực tiếp không qua các khâu trung gian, sản phẩm đến tay khách hàng chất lượng hơn''.
Tại Việt Nam, 3 nền tảng livestream phổ biến nhất là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và Tiktok (17,2%). Bình quân mỗi tháng có 2,5 triệu phiên bán hàng trên livestream, với sự tham gia của hơn 50.000 nhà bán hàng.
Dù còn nhiều vấn đề cần phải quản lý và giám sát, nhưng không thể phủ nhận các phiên livestream bán hàng đang là một phần của đời sống hiện đại và mang lại lợi nhuận cho rất nhiều cá nhân, tổ chức.
VN-Index mở đầu phiên chiều với diễn biến giằng co trên mốc tham chiếu, tuy áp lực bán xuất hiện trở lại nhưng chỉ số vẫn đóng cửa trong sắc xanh tích cực.
Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra gần 800 triệu USD (khoảng 20.000 tỷ đồng) để nhập các loại rau quả từ Trung Quốc, trong đó chủ yếu là trái cây.
Bộ Tài chính cho biết, quy định yêu cầu sàn thương mại điện tử khấu trừ và khai, nộp thuế thay người bán nhằm chống thất thu thuế, giảm chi phí, thủ tục hành chính.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, mặc dù trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tổng đầu tư toàn cầu sụt giảm, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam 10 tháng đạt gần 7,8 triệu tấn, kim ngạch hơn 4,86 tỷ USD.
Số liệu kinh tế Mỹ gần đây khiến nhà đầu tư giảm đặt cược khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nới lỏng tiền tệ trong phiên họp tháng 12.
0