Tăng cường vai trò của phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng và Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Trần Lan Phương đồng chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số đơn vị của hai cơ quan.

Tại buổi làm việc, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã trao đổi thông tin về tình hình cộng đồng người Việt Nam, trong đó có phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài. Theo uớc tính, hiện nay có khoảng hơn 2,5 triệu phụ nữ Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập tại hơn 130 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong tổng số khoảng 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và phụ nữ nói riêng ngày càng phát triển lớn mạnh, đóng góp tích cực vào việc tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là cầu nối quan hệ giữa Việt Nam với các nước.
Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam hội nhập với nước sở tại, giữ gìn và quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc, tiếng Việt, tham gia tích cực trong các hoạt động thiện nguyện, quyên góp ủng hộ cộng đồng, người dân nước sở tại và nhân dân trong nước gặp khó khăn, thiên tai, hỏa hoạn…
Mặc dù vậy, phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong việc hội nhập đời sống nước sở tại do những khác biệt văn hóa, ngôn ngữ, do thiếu thông tin, hiểu biết về pháp luật; không ít trường hợp trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình, bị lừa đảo, lạm dụng, kỳ thị; những thách thức về hội nhập văn hóa trong đó có duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, tiếng Việt đang tác động nhiều đến thế hệ trẻ và phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài.

Về công tác phối hợp, thời gian qua, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tích cực triển khai công tác tổng kết, tham mưu các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài; phối hợp tổ chức hoạt động cho phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài; trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến phụ nữ và hoạt động của các tổ chức hội đoàn của phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài; giới thiệu phụ nữ kiều bào tiêu biểu tham gia các hoạt động ở trong nước; phối hợp khảo sát lấy ý kiến phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài phục vụ công tác nghiên cứu…
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị của hai cơ quan đã phát biểu đóng góp, trao đổi bổ sung, đi sâu làm rõ hơn về các nội dung cần thúc đẩy, trong đó nhấn mạnh tiềm năng và dư địa của công tác phối hợp trong thời gian tới.

Kết luận buổi làm việc, lãnh đạo hai bên ghi nhận và đánh giá cao sự phối hợp giữa hai cơ quan trong thời gian qua, đồng thời đề ra một số phương hướng, trọng tâm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có việc nghiên cứu, đề xuất tăng cường sự hiện diện của phụ nữ trong các tổ chức chính trị-xã hội ở trong nước; hướng dẫn hoạt động, hỗ trợ, kết nối các hội đoàn phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức các chương trình, hoạt động dành cho phụ nữ, cho con em các gia đình đa văn hóa; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các phong trào, hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tới các hội đoàn phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài…
Lãnh đạo hai bên cũng đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu, thúc đẩy việc ký kết chương trình phối hợp công tác giữa hai cơ quan làm cơ sở để triển khai công tác phối hợp thường xuyên, chặt chẽ hơn nữa.


Lực lượng Hamas cho biết, những lời đe doạ của ông Trump sẽ khuyến khích Israel bỏ qua lệnh ngừng bắn mong manh.
Điện Kremlin hôm 6/3 lên án phát biểu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi gọi Nga là mối đe dọa đối với châu Âu và Paris sẽ cân nhắc việc bảo vệ hạt nhân các quốc gia khác.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đang nhóm họp tại thủ đô Brussels của Bỉ để bàn về việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine và vấn đề củng cố năng lực quốc phòng của khối.
Sự khó đoán và phong cách lãnh đạo đầy kịch tính của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ là ngẫu nhiên mà dường như là một chiến lược có chủ đích. Tuy nhiên, điều từng mang lại lợi thế cho ông trong kinh doanh lại có thể trở thành rủi ro khi điều hành một quốc gia và định hình chính sách toàn cầu.
Mỹ đang điều chỉnh chính sách với Ukraine, bao gồm tạm dừng viện trợ quân sự và ngừng chia sẻ tình báo, gây ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột. Cùng với đó, Washington cũng mở ra khả năng đàm phán với Nga, trong khi châu Âu ngày càng có những phản ứng cứng rắn.
Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Phong trào kháng chiến hồi giáo Hamas về vấn đề con tin và lệnh ngừng bắn tại Gaza, các quan chức Israel và Nhà Trắng xác nhận thông tin vào ngày 5/3. Đây là động thái chưa từng có, phá vỡ nguyên tắc ngoại giao lâu nay của Mỹ là không đàm phán với các nhóm bị coi là tổ chức khủng bố.
0