Tân Tổng thống Mỹ ký gần 100 sắc lệnh 'nóng'
Các sắc lệnh tập trung vào những vấn đề “nóng” trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống vừa qua của ông Trump, như: nhập cư, thuế quan, công nghệ và khai thác dầu mỏ.
Cụ thể, tân Tổng thống Mỹ đã ký tới 10 sắc lệnh hành pháp liên quan tới vấn đề an ninh biên giới phía Nam và chống nhập cư trái phép. Trong đó, có sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại biên giới, tạo điều kiện cho quân đội Mỹ hoàn thành việc xây dựng bức tường biên giới giáp Mexico; đình chỉ chương trình tái định cư người tị nạn trong ít nhất 4 tháng; chấm dứt quyền công dân dựa trên nơi sinh.
Tổng thống Trump cũng ký hàng chục sắc lệnh liên quan tới việc gia hạn thời gian hoạt động của mạng xã hội Tik Tok tại Mỹ để tạo điều kiện cho công ty mẹ ByteDance thoái vốn. Đồng thời ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về năng lượng để trao thêm quyền hạn và đẩy nhanh tiến độ cấp phép cho các dự án đường ống dẫn và nhà máy điện.
Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Donald Trump một lần nữa sẽ rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris về khí hậu.
Về thuế quan, ông chủ thứ 47 của Nhà Trắng đã ký các sắc lệnh áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ Canada và Mexico, áp thêm 10% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan liên bang khởi động điều tra các hoạt động thương mại như thâm hụt thương mại, các hoạt động tiền tệ bất bình đẳng, hàng giả và quy định đặc biệt cho phép các mặt hàng có giá trị xuất khẩu thấp vào nền kinh tế lớn nhất thế giới mà không bị đánh thuế.
Ngoài ra, tân Tổng thống Trump còn ký hàng loạt sắc lệnh liên quan tới việc đổi tên Vịnh Mexico, quyền của người chuyển giới với quan điểm nước Mỹ sẽ chỉ công nhận hai giới tính duy nhất là nam và nữ; chấm dứt những chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực xe điện.


Giới lãnh đạo Iran đồng loạt chỉ trích lập trường của Mỹ về chương trình làm giàu Urani, đồng thời cảnh báo nguy cơ đổ vỡ của các cuộc đàm phán gián tiếp giữa hai bên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.
Vương quốc Anh đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Israel vào ngày 20/5, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và thực thể ủng hộ bạo lực chống lại cộng đồng người Palestine.
Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.
Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.
Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.
0