Tận dụng đầu tư bán dẫn để phát triển kinh tế
Dòng vốn lớn, công nghệ cao và kinh nghiệm kinh doanh là những lợi thế mà bất kỳ doanh nghiệp Việt nào hoạt động trong lĩnh vực bán dẫn đều đang mong muốn học hỏi được từ làn sóng đầu tư quốc tế hiện nay.
Ông Phan Anh Cường - Giám đốc Công ty Máy tính Thánh Gióng cho biết: "Tốc độ phát triển công nghệ thông tin cũng như bán dẫn là một tốc độ không bao giờ có điểm dừng, chúng ta đang ở thời điểm mà bản thân cũng phải nghĩ ra, làm ra những sản phẩm tới thế hệ thứ 3,4 sau đó vì thế sẽ đòi hỏi nguồn nhân sự rất lớn".

Theo các chuyên gia, giải pháp cốt lõi để nhanh chóng Việt hóa công nghệ bán dẫn quốc tế chính là đẩy mạnh phát triển nhân lực để người Việt từng bước làm chủ công nghệ và thật sự tạo ra những sản phẩm công nghệ bán dẫn “Made in Vietnam”.
Ông Võ Xuân Hoài - Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia chia sẻ: "Hiện nay đối với các doanh nghiệp thiết kế chip đặt ở Việt Nam thì hầu hết sử dụng 80-90% là cán bộ, kỹ sư người Việt, điều đó giúp cho Việt Nam có thể nắm công nghệ lõi, các công nghệ nguồn, công nghệ mới để tại ra sản phẩm made in Việt Nam trong tương lai để phát triển ngành bán dẫn bền vững."

Ông Trịnh Khắc Huề - Tổng Giám đốc Qorvo Việt Nam cho rằng: "Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu bởi vì khi có nguồn nhân lực ổn định chất lượng cao thì đấy là nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp có thể phát triển bền vững tại Việt Nam."
Với thực tế Việt Nam là nước đang phát triển, nguồn lực đầu tư phân phối cho nhiều lĩnh vực. Do vậy, dù bán dẫn là công nghệ then chốt để thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng đầu tư cho công nghệ bán dẫn là bài toán khó, cần được sự đồng hành của các cấp chính quyền trong việc tạo cơ chế ưu đãi, của các doanh nghiệp công nghệ chủ động trong đầu tư cho công nghệ bán dẫn.
Đặc biệt, cần sự đồng lòng góp sức, góp trí tuệ của đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam.


Ngày hội kết nối kinh doanh 2025 vừa là cơ hội để doanh nghiệp tìm hiểu về sản phẩm, năng lực lẫn nhau; vừa là nơi kết nối với cộng đồng doanh nhân trẻ, đối tác trong và ngoài nước.
Việt Nam đang là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp châu Âu muốn được mở rộng đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược, các động lực tăng trưởng mới, các ngành nghề mới nổi,
Tọa đàm “Đối thoại Hà Nội 2025 Kỷ nguyên mới - Vận hội mới”, do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức chiều ngày 28/2, đã thu hút đông đảo các doanh nhân, nhà đầu tư của các tỉnh, thành cả nước.
Tình hình tài chính khó khăn khiến Nhựa Rạng Đông bị nhảy nhóm nợ xấu, kéo theo việc mất khả năng thanh toán và chậm công bố báo cáo tài chính.
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế suất hiện nay (20%) để hỗ trợ khu vực này phát triển bền vững.
Để duy trì hoạt động và đáp ứng kịp tiến độ xuất khẩu trước những tín hiệu tích cực từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, nhiều đơn vị trong ngành dệt may đang đẩy mạnh tuyển dụng và bổ sung nhân lực.
0