Tận dụng CPTPP thúc đẩy thương mại Việt Nam - Canada

Ước tính khoảng bốn tỷ đô la Mỹ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Canada không khai thác được lợi ích từ CPTPP - hàng hóa Việt Nam đang bị đắt hơn so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường này. Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mở ra cơ hội lớn để Việt Nam - Canada thúc đẩy trao đổi thương mại. Tuy nhiên mức độ tận dụng các ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Canada vẫn còn rất hạn chế, chưa phát huy hết giá trị mà hiệp định này mang lại.

Theo các chuyên gia, Canada hiện là một trong mười đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam trên thế giới. Xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn đã tăng hơn 26% về giá trị kim ngạch so với năm 2021 và 5 năm sau khi thực thi CPTPP, xuất khẩu sang Canada đã tăng hơn gấp đôi, tức là từ mức 4,1 tỷ năm 2018 lên đến 9,9 tỷ năm 2022. Đây là thị trường tỷ đô có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất của Việt Nam trong nhóm các nước CPTPP.

Hiện nay, hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Canada vẫn được hưởng các ưu đãi thuế quan. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan CPTPP xuất khẩu sang Canada vẫn chưa cao, mới đạt khoảng 18%.

CPTPP tạo cơ hội Việt Nam và Canada trao đổi thương mại

Theo số liệu thống kê, mỗi năm Canada nhập khẩu khoảng 500 tỷ đô la Mỹ các mặt hàng vào thị trường này, trong khi con số xuất khẩu của Việt Nam vào đây khoảng dưới 10 tỷ đô la Mỹ. Do đó để khai thác tốt CPTPP đối với thị trường Canada không chỉ là khai thác các ưu đãi về thuế để nhằm thúc đẩy xuất khẩu ngắn hạn mà các doanh nghiệp cần phải nhằm vào những cơ hội lớn hơn. Đó là sự kết nối về sản xuất, đầu tư, công nghệ, thương hiệu giữa các nước trong những Hiệp định Thương mại tự do để tạo ra chuỗi giá trị cao hơn. Ngoài ra, cũng cần phải tạo thêm được sự liên kết giữa xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu dịch vụ. Bởi vì mảng xuất khẩu dịch vụ vẫn là mảng còn đang bỏ ngỏ và chưa tận dụng được nhiều cơ hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nếu bị áp thuế nhập khẩu đối xứng, tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay có thể giảm từ 0,7 - 1,3 điểm % so với kịch bản không bị áp thuế, theo nhận định của Công ty Chứng khoán KB.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý I ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).

Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 23/3, cơ quan thuế đã ban hành 3.705 quyết định hoàn thuế cho doanh nghiệp với tổng số tiền 29.236 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hôm 4/4 đã công bố quyết định sơ bộ trong cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép mạ nhập khẩu từ nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.

Giá vàng đã giảm hơn 3% trong phiên giao dịch ngày 4/4 khi nhà đầu tư ồ ạt bán tháo nhằm bù đắp khoản thua lỗ do thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc sau tuyên bố về thuế quan của Tổng thống Mỹ.