'Tam giác tấn công' của Nga ở Ukraine

Nga dường như đã tìm ra một sự kết hợp chiến thắng, gọi là “tam giác tấn công”, làm suy yếu quân đội Ukraine khi cuộc chiến giữa hai nước bước sang năm thứ tư.

"Tam giác tấn công" này, theo cách gọi của các nhà phân tích quân sự Anh, là mối đe dọa ba bên gồm bộ binh, máy bay không người lái và bom lượn mà Ukraine không thể ngăn chặn.

Điều này cũng đặt ra câu hỏi liệu NATO có nên sợ bộ ba chết chóc này hay không. Cho đến nay, các chiến thuật này của Nga không ngừng làm suy yếu quân đội và tinh thần của Ukraine bằng cách đặt họ vào một vị trí bất khả thi, trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đóng băng các lô hàng vũ khí.

Chiến lược “tam giác tấn công” của Nga có ba thành phần.

Theo một nghiên cứu của Viện Royal United Services của Anh, thứ nhất, lực lượng vũ trang Nga tiếp tục kìm chân lực lượng mặt đất Ukraine trên tuyến tiếp xúc với bộ binh và lực lượng cơ giới. Chiến tuyến của Ukraine trải dài trên phạm vi khoảng 600 dặm, tương đương 965 km, ủng hộ ưu thế về quân số của Nga.

Thứ hai, Nga ngăn chặn việc điều binh và gây tổn thất bằng máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV), máy bay không người lái Lancet và pháo binh bắn cả đạn nổ mạnh và mìn phân tán.

Thứ ba, lực lượng vũ trang Nga tăng cường sử dụng bom lượn UMPK chống lại lực lượng Ukraine đang giữ các vị trí phòng thủ. Điều này tạo ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan: lực lượng vũ trang Ukraine cần phải suy tính có nên giữ và đầu tư vào các vị trí phòng thủ tĩnh để giảm tổn thất từ FPV và pháo binh hỗ trợ máy bay không người lái hay duy trì khả năng cơ động để tránh bị phá hủy từ các cuộc tấn công bằng bom lượn, có sức công phá đủ để phá hủy hoặc chôn vùi ngay cả các công sự được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa. Ảnh: Reuters.

Điều thực sự mới trong phương trình này là sự xuất hiện của lực lượng không quân Nga như một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến. Bất chấp hy vọng ban đầu của Moscow rằng sức mạnh không quân sẽ quyết định trong chiến dịch trên bộ, thực tế là sức mạnh không quân trên chiến trường của Nga cũng chịu những tổn thất bởi tên lửa phòng không của Ukraine. Máy bay Nga có xu hướng ở khá xa phía sau tiền tuyến, an toàn ngoài tầm bắn của hệ thống phòng không Ukraine.

Chìa khóa để phục hồi sức mạnh không quân của Nga là một loại vũ khí công nghệ thấp đáng ngạc nhiên: bom lượn. Bom lượn là loại bom sắt kiểu cũ được trang bị cánh và dẫn đường GPS thông qua bộ UMPK, biến chúng thành bom thông minh giá rẻ.

Nga bắt đầu thả bom lượn vào năm 2023, điều này đã sớm khiến các nhà quan sát phương Tây ngạc nhiên về sức mạnh của chúng. Mặc dù ban đầu chúng được coi là nguy hiểm riêng lẻ nhưng không phải là yếu tố thay đổi cục diện, nhưng khả năng sản xuất hàng loạt bom lượn một cách nhanh chóng đã chứng tỏ là một lợi thế quan trọng. Không quân Nga có thể phóng bom lượn qua tiền tuyến với máy bay phóng có người lái ở khoảng cách an toàn từ 30 đến 90 km, tùy thuộc vào kích thước và do đó là hiệu quả lướt của bom.

Tiêm kích ném bom Su-34 của Nga thả bom lượn FAB 3000. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

So với các đối thủ phương Tây, bom lượn của Nga thiếu độ chính xác, nhưng bù lại có sức nổ lớn. Bom JDAM có trọng lượng từ 220 - 900 kg, bom FAB-1500 của Nga nặng khoảng 1,5 tấn với đầu đạn nặng 675 kg có sức nổ mạnh có khả năng để lại một miệng hố rộng 15m khi va chạm, còn bom FAB-3000 có trọng lượng khi có ngòi nổ lên tới 3.067 kg. Trong đó, thân bom nặng 1.600 kg, lượng thuốc nổ là 1.387 kg.

Những quả bom này chứa nhiều thuốc nổ đến mức ngay cả khi FAB không rơi trúng mục tiêu, cũng có thể phá hủy các chiến hào và boongke của Ukraine. Việc sản xuất bom lượn UMPK tăng từ 40.000 quả vào năm 2024 lên 70.000 quả dự kiến vào năm 2025, đã làm tăng đáng kể số lượng binh lính Ukraine thiệt mạng trong các hoạt động phòng thủ. Điều này đã gây ra nhiều hiệu ứng dây chuyền cho các lực lượng và quân chủng khác nhau, vì họ buộc phải tránh hoàn toàn việc quan sát từ vị trí của mình, phân tán hoặc tìm cách ẩn náu dưới lòng đất và dựa vào các hệ thống không người lái hoặc tự động để giữ và tiêu diệt kẻ thù ở khoảng cách xa.

Các chuyên gia phương Tây đã lập luận rằng, việc Nga sử dụng hiệu quả “tam giác tấn công” khiến NATO phải tìm cách học hỏi và tích lũy một kho dự trữ bom lượn giá rẻ khổng lồ. Đặc biệt, máy bay Nga có thể ném bom lượn an toàn từ khoảng cách hơn 90 km phía sau tiền tuyến vì Ukraine không có lực lượng không quân lớn và tên lửa không đối không tầm xa. Trong khi đó, lực lượng không quân NATO mạnh hơn nhiều trong không chiến, chế áp phòng không của đối phương và tấn công quân lính và đường tiếp tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các công trình biểu tượng ở Cảng Victoria của Hồng Kông (Trung Quốc) và Thủ đô Tokyo đã tắt đèn trong một giờ để hưởng ứng Giờ Trái đất.

Đại sứ quán Mỹ tại Israel đã đưa ra cảnh báo tới công dân Mỹ tránh tụ tập đông người và chuẩn bị tìm nơi trú ẩn sau khi xung đột leo thang ở quốc gia Trung Đông này.

Hai phần ba dân số toàn cầu đang chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng và đang có hơn 2 tỷ người sống tại các khu vực không có đủ nguồn cung nước sạch.

Israel vừa tiến hành một cuộc không kích tại thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza khiến một thủ lĩnh chính trị cấp cao của Hamas thiệt mạng.

Ít nhất 3 người thiệt mạng và 15 người bị thương trong một vụ xả súng tại tại công viên Tuổi trẻ ở thành phố Las Cruces, bang New Mexico, Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo Moscow sẽ đáp trả tương xứng nếu Ukraine tiếp tục tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, vi phạm lệnh ngừng bắn một phần mới được thống nhất.