Tài xế taxi tại Hà Nội nghỉ việc hàng loạt
Doanh nghiệp taxi khó khăn vì lái xe bỏ việc
Từ đầu năm đến nay, tất cả các hãng taxi đã được hoạt động 100% công suất nhưng họ lại đối diện với tình trạng lái xe nghỉ việc, chuyển việc hàng loạt, đỉnh điểm là những ngày gần đây, khi số xe dừng hoạt động đã lên tới con số từ 40-50% trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại Hà Nội.
Theo thống kê, hiện hơn 7.000 taxi, tương đương gần 50% số taxi Hà Nội dừng hoạt động, chưa bao giờ tình trạng thiếu lái xe trầm trọng như thế, nhiều doanh nghiệp lao đao vì khó khăn.
Lo ngại về tương lai bấp bênh của nghề lái xe dịch vụ là một trong những lý do chính khiến nhiều người chuyển nghề. Vì vậy, các hãng vận tải gặp không ít khó khăn trong việc tuyển dụng tài xế khi bình thường mới trở lại.
Công ty CP Thương mại và Du lịch Phú Đông cho biết, sau dịch, chỉ có hơn 70% số xe hoạt động. Mặc dù vậy, vẫn thiếu lái xe để chạy đủ công suất.
Chung tình cảnh hãng taxi trên, Tổng đài của Công ty CP quản lý G7 Taxi cũng chẳng còn nhận được nhiều cuộc gọi đặt xe như trước khi dịch bệnh. Không có mấy khách, thời điểm này ngày thu nhập cao nhất của lái xe cũng chỉ được 200.000 - 300.000 đồng. Thu nhập sụt giảm, nhiều người bỏ việc, giờ chỉ còn khoảng một nửa lái xe đang làm việc.
Dịch bệnh xảy ra mới thấy mọi tính toán của đơn vị kinh doanh taxi đều bị đảo lộn. Thiếu nhân lực lúc này là bài toán đau đầu của các hãng taxi.

Lái xe nghỉ việc đối diện nhiều khó khăn
Hiện cả nước có 1.000 doanh nghiệp taxi, với hơn 67 nghìn xe taxi. Số taxi giảm dần đều kể từ thời điểm trước dịch đến nay.
Cụ thể, năm 2019 là hơn 79 nghìn xe, năm 2020 là 75 nghìn xe, năm 2021 là 68 nghìn xe và 2022 là 67 nghìn xe. Điều đáng nói là ngoài số xe dừng hẳn, số xe không hoạt động chiếm tỷ lệ 40 - 50% là rất lớn, chạy cũng lỗ mà không chạy càng nguy hiểm hơn.
Tại bãi để xe của một hãng taxi trên địa bàn Hà Nội, nhiều xe không hoạt động, nhiều lái xe đã xin nghỉ việc, trả xe cho hãng. Anh Hưng - một lái xe lâu năm cho biết, ngay sau khi vận tải được hoạt động lại sau thời gian giãn cách, anh nhận thấy nhiều lái xe như anh đã không quay trở lại làm việc.
Làm nghề lái xe được hơn 10 năm, chưa bao giờ anh Biên lại thấy khó khăn như thời gian qua. Nhiều đồng nghiệp đã bỏ nghề vì không có thu nhập. Còn anh, sau hơn hai tháng trở lại với nghề lái taxi vẫn không khỏi lo lắng về tương lai.
"Bây giờ giá xăng cao thu nhập kém lái xe cũng nghỉ nhiều. Hiện giờ em vẫn tiếp tục nhưng tương lai sao em chưa biết chắc", anh Biên cho hay.
Trong tình cảnh khó khăn, hầu hết doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi đưa ra các giải pháp như cắt giảm lượng xe, tiết kiệm những chi phí hoạt động, song đây chỉ là những giải pháp bị động, mang tính đối phó ngắn hạn.


Những bất ổn trong bối cảnh thuế quan mới của Mỹ đang khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng, dẫn đến sự co hẹp của dòng tiền, giảm thanh khoản và tạo áp lực bán tháo trên diện rộng.
Thuế quan sẽ là một "cơn gió ngược" đối với các ông lớn trong ngành giày thể thao, làm tăng sự biến động trong thương mại mà các nhà bán lẻ giày dép đang cố gắng điều hướng.
Da giày nằm trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động lớn trước chính sách thuế mới của Mỹ, các doanh nghiệp ngành này đang tìm cách ứng phó để giảm tác động đối với sản xuất kinh doanh.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tuần giao dịch đầy biến động, giảm hơn 100 điểm chỉ trong hai phiên cuối tuần do ảnh hưởng từ thông tin Mỹ áp thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa từ nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.
Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm sâu vào ngày 7/4, nhiều chỉ số chạm đáy sau nhiều năm, khiến một số thị trường phải tạm dừng giao dịch.
Mới đây, Keppel đã thoái toàn bộ 42% vốn tại liên doanh giữa Tiến Phước, Keppel Land và Trần Thái, chính thức rút khỏi dự án do lỗ luỹ kế 32 tỷ đồng.
0