Tái thiết không gian để hồ Hoàn Kiếm là 'viên ngọc sáng'

Nhiều ý kiến cho rằng việc quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm là cần thiết để khai thác tiềm năng, biến hồ thực sự trở thành viên ngọc sáng của Thủ đô.

Việc nghiên cứu quy hoạch, cải tạo tại khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm sẽ theo hướng tăng cường không gian công cộng, không gian mở; phục vụ cộng đồng nhân dân Thủ đô. Đây là việc làm cần thiết để hồ Hoàn Kiếm có thêm không gian, phát huy những giá trị vốn có.

Dự kiến trước ngày 2/9, 12 trụ sở cơ quan và 35 hộ dân tại đây sẽ phải di dời để phục vụ công tác cải tạo, mở rộng phía Đông hồ Hoàn Kiếm. Đến nay, việc thực hiện dự án được các tổ chức có trụ sở nằm trong khu vực tích cực ủng hộ, chủ động phối hợp. Dù việc triển khai ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi, đời sống của một số tổ chức, hộ gia đình, nhưng phần lớn người dân đều rất đồng tình ủng hộ.

Ông Nguyễn Đức Hiền (Hoàn Kiếm) cho biết: “Là một người dân Việt Nam, đất nước mình đang phát triển nên tôi rất ủng hộ, rất phấn khởi khi đất nước mình thay đổi. Chúng tôi ở đây cũng đã quen rồi, đi thì cũng buồn một chút nhưng bù lại hồ Gươm sau này cải tạo rộng rãi, sạch sẽ, đẹp hơn cho Việt Nam xứng tầm thế giới”.

Các chuyên gia cũng cho rằng, chủ trương quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm là việc rất cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn phát triển, xây dựng Thủ đô hiện nay. Với sự gia tăng nhanh chóng về dân số, cùng với tần suất, mật độ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật cũng đòi hỏi những thay đổi tất yếu về không gian so với thời điểm cách đây đã hơn 30 năm.

Thạc sĩ, kiến trúc sư Đỗ Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, nhận định: “Giải tỏa một số công trình để tạo không gian cho công năng mới là cần thiết. Khi chúng ta có thêm không gian công cộng, đương nhiên ta sẽ có nhiều lợi ích trong đó. Đối với một đô thị cổ như Hà Nội, sự tập trung đông người đòi hỏi không gian lớn hơn nên chúng ta cần đáp ứng được các quy mô lớn”.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, việc cải tạo cần đảm bảo các yếu tố bảo tồn và phát huy các giá trị không gian kiến trúc cảnh quan, di sản, di sản lõi của Thủ đô. Từ đó trở thành động lực tạo lập rõ nét hơn bản sắc và nhận diện của đô thị, đồng thời trở thành một trong những động lực để phát triển bền vững.

Theo kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, phía Đông Hồ Gươm với một diện tích rất lớn, hơn 20.000m2, gấp vài chục lần "Hàm cá mập". Đây là công trình giải tỏa khối lượng rất lớn, trong đó có cả những công trình chúng ta còn chưa nhận điện đầy đủ. “Tôi cho rằng, quan trọng nhất là chúng ta phải đánh giá thận trọng các công trình có giá trị di sản. Những công trình nào chúng ta đồng thuận cho rằng cản trở tầm nhìn, chất lượng kiến trúc không phù hợp thì chúng ta có thể giải tỏa và trả lại không gian công cộng cho thành phố. Còn xây bất cứ cái gì mới ở đây thì đều cần hết sức thận trọng”, kiến trúc sư Trần Huy Ánh cho biết thêm.

Mặt nước hồ Gươm và không gian ven hồ đã, đang và sẽ luôn là những ký ức đẹp, không chỉ của người Hà Nội mà còn của người dân cả nước. Với những bước đi thận trọng, đồ án cải tạo và mở rộng không gian Hồ Gươm hiện nay được kỳ vọng sẽ mang đến không gian công cộng, không gian xanh lớn hơn, phục vụ nhu cầu giải trí của cộng đồng. Đồng thời nâng cao giá trị cho khu vực lõi của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.

Hà Nội dự kiến sẽ áp dụng tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt hơn so với các tỉnh, thành phố khác trên cả nước, dự kiến bắt đầu áp dụng từ năm 2026.

Sau bài phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận danh hiệu Giáo sư danh dự và bản sao bản luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu nội dung bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Trần Phúc Huy, Chủ tịch UBND xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) cho biết, ngày 11/5, lực lượng chức năng đã xác định được danh tính và thân nhân của nam thanh niên chết bất thường tại khu vực Cầu Giấy, xã Mỹ Châu.

Đường dẫn cầu Hòa Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã gặp phải sự cố sụt lún nghiêm trọng trong ngày 11/5, khiến ôtô và xe máy rơi xuống hố, 6 người bị thương.