Tái hiện Tết cung đình xưa qua phim 3D

Vào đúng dịp đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn, lần đầu tiên một nghi lễ Tết cung đình được tái hiện dưới hình thức phim trình chiếu 3D “Lễ Chính đán thời Lê”.

Bộ phim 3D phục dựng Lễ Chính đán được Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long cùng các nhà khoa học dày công nghiên cứu thực hiện. Trung tâm cũng ra mắt phòng chiếu phim 360 độ, để khách tham quan sẽ có những cảm nhận độc đáo với hiệu ứng đặc biệt.

Các nghi lễ tết cung đình vừa trang trọng, tôn nghiêm, biểu thị quyền uy tối cao của bậc Thiên tử. Vào thời Lê Trung Hưng, chỉ riêng  tết Nguyên đán đã có đến 13 nghi lễ khác nhau như: lễ cúng táo quân, lễ tiến lịch, lễ tiến xuân ngưu (rước trâu đất), lễ phất thức, lễ tế tổ tiên, lễ Chính đán, lễ khai ấn... Chuỗi nghi lễ Tết cung đình nối tiếp nhau từ cuối tháng Chạp năm cũ đến mùng 7 tháng Giêng năm mới. Trong số đó, lễ Chính đán là nghi lễ quan trọng nhất.

Ra mắt phim 3D về 'Lễ Chính Đán'

Lễ Chính đán được tổ chức vào sáng sớm ngày mồng Một tết với nghi thức Đại triều trang trọng, tôn nghiêm, diễn ra tại sân điện Kính Thiên. Lễ Chính đán là một nghi lễ triều hội, là dịp nhà vua, hoàng tộc và trăm quan gặp gỡ nhau ngày đầu năm mới, cùng chúc tụng cho nhà vua trường thọ, nhân dân ấm no yên vui, xã tắc vững bền, cường thịnh.

Trong lễ Chính đán, 12 xứ trong cả nước dâng biểu chúc mừng nhà Vua. Nhân dịp này nhà Vua cũng ban yến, ban tiền thưởng xuân cho văn võ bá quan.

Lễ Chính đán được tổ chức vào sáng sớm ngày mồng Một tết

Việc ban yến, ban tiền là một phong tục có từ thời Lý - Trần, thể hiện sự quan tâm của người đứng đầu đất nước đối với thần dân của mình.

Bộ phim mang đến cho du khách một trải nghiệm 360 độ trọn vẹn và ấn tượng về âm thanh, ánh sáng, nhịp điệu câu chuyện… đưa khán giả hoà mình vào không khí tôn nghiêm và độc đáo của lễ Chính đán nơi cung đình xưa,  với các nghi thức rất đặc biệt.

Từ khi được ghi danh Di sản văn hóa Thế giới năm 2010 đến nay, Trung tâm Di sản Hoàng Thành  Thăng Long đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể của Hoàng cung. Trong đó, văn hóa phi vật thể cung đình được xem là cơ sở để làm sống lại và tỏa sáng di sản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.

Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.