Tái diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè khu phố cổ

Tại nhiều khu vực, tuyến phố thuộc các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng không khó để nhận thấy tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán. Mọi việc chỉ đi vào nề nếp, vỉa hè thông thoáng mỗi khi có lực lượng chức năng xuất hiện.

Trên phố Lê Văn Hưu, hàng cà phê, hàng ăn uống bày bán la liệt, chiếm vỉa hè của người đi bộ; còn trên phố Lò Đúc, hàng phở Thìn bày bàn ghế bán hàng chiếm trọn vỉa hè, xe ô tô dừng đỗ sai quy định... tất cả những vi phạm này đã bị tổ công tác yêu cầu trả lại vỉa hè, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Sau 30 phút, vỉa hè trên các tuyến phố đã được trả lại thông thoáng. Hiện trạng đã được bàn giao cho Ban Chỉ đạo 197 phường Phạm Đình Hổ tiếp nhận và quản lý, chống tái phạm.

Thực tế, vỉa hè đang là nơi mưu sinh của rất nhiều người. Nghiên cứu của Tổng cục Thống kê cho thấy khu vực kinh tế phi chính thức, bao gồm cả kinh tế vỉa hè thu hút 11 triệu lao động, trong đó có những người yếu thế. Bởi vậy, việc phải giành lại vỉa hè cho người đi bộ nhưng cũng phải tính đến những con người, gia đình đang sống nhờ vỉa hè.

Thiếu tá Đào Anh Tuấn - Công an phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội)) cho hay: "Cán bộ, chiến sĩ Công an phường Phạm Đình Hổ ra quân giải quyết trật tự đô thị tuyến phố Lò Đúc, thường xuyên tuần tra trong khung giờ từ 7h - 11h hàng ngày để giải quyết nhắc nhở các hộ kinh doanh chấp hành không bày bàn ghế ra ngoài đường và sắp xếp để phương tiện đúng nơi quy định. Trường hợp người dân ngoan cố, không chấp hành, cán bộ, chiến sĩ sẽ thu giữ bàn ghế và xử phạt hành chính”.

Sự phối hợp giữa lực lượng cảnh sát trật tự với cơ sở, quyết liệt trong xử lý vi phạm đã tạo ra chuyển biến tích cực về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, tuy nhiên, sau ra quân xử lý, rồi lại tái diễn là câu chuyện lặp lại trong nhiều năm qua. Điều này cho thấy cần có sự quyết liệt trong việc xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, cùng với đó là những chính sách hỗ trợ cho người dân để thay đổi thói quen buôn bán trên vỉa hè.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phong trào "Ba đảm đang" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nhưng những giá trị tinh thần và hiệu quả to lớn của cuộc vận động này vẫn giữ nguyên và trở thành truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Công điện số 02 của UBND TP Hà Nội ngày 05/3/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội có 4 phòng chức năng gồm 3 phòng nghiệp vụ và Văn phòng.

Một băng nhóm có hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản đã bị triệt phá vào ngày 6/3, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” là một cao trào cách mạng sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết của phụ nữ miền Bắc, là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại

Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất trong sáng 6/3.