Tái chế rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng
Ý tưởng này xuất hiện trong bối cảnh hàng tấn rác thải nhựa đang tràn vào bờ biển Địa Trung Hải.
TileGreen, công ty khởi nghiệp ở Ai Cập đã phát triển một công nghệ mới để biến những rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng. Ông Khaled Raafat, đồng sáng lập của TileGreen cho biết, rác thải nhựa ban đầu sẽ được nghiền thành các mảnh nhỏ, rồi đem trộn với một số vật liệu tự nhiên như cát và sỏi để tạo ra vật liệu thay thế cho bê tông. Vật liệu tổng hợp này sau đó có thể được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm hữu ích khác.

Tại Ai Cập, rác thải nhựa thường bị vứt bỏ trên đường hoặc bị đốt cháy không đúng quy chuẩn. Trong những năm gần đây, Ai Cập đã triển khai nhiều giải pháp như cấm sử dụng nhựa dùng một lần để giảm thiểu rác thải nhựa. Tuy nhiên, Ai Cập hiện vẫn là một trong những quốc gia gây ô nhiễm môi trường nhất khu vực Địa Trung Hải với khoảng 74.000 tấn rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm.
Mặt khác, dù xây dựng là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Ai Cập, nhưng ngành này chịu trách nhiệm cho 23% lượng khí thải CO2 ở quốc gia Bắc Phi.
Chính vì vậy, sáng kiến tái chế của công ty TileGreen được chính phủ Ai Cập ủng hộ nhằm giảm thiểu phát thải ra môi trường, phát triển nền kinh tế tuần hoàn.
Hiện TileGreen chỉ là một trong nhiều công ty khởi nghiệp ở Ai Cập cung cấp các giải pháp đảm bảo tính bền vững và chuyển đổi xanh.
Theo các chuyên gia, chính phủ Ai Cập cần tạo thêm điều kiện và các ưu đãi về thuế và tài chính cho các công ty khởi nghiệp như TileGreen để khuyến khích ngày càng nhiều giải pháp xanh, từ đó giải quyết triệt để hàng tấn chất thải đổ ra biển Địa Trung Hải và mức độ phát thải cao của ngành xây dựng.


Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa. Những biện pháp này không chỉ châm ngòi cho các cuộc chiến thương mại, mà còn làm lung lay niềm tin vào hệ thống thương mại tự do mà Mỹ từng dẫn dắt.
Các cơ quan liên quan của Myanmar đã có buổi làm việc với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar về kết quả tìm kiếm cứu nạn và giai đoạn tiếp theo trong chiều tối muộn ngày 3/4, tại Thủ đô Naypyidaw.
Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
0