
Đỗ Thắm
maiphuong.do@daihanoi.vn
Đánh giá tác giả
Tổng bài viết - 110 bài viết
Người đặt nền móng chiến lược - Bộ trưởng Hà Kế Tấn | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 30/03/2025
Cố Bộ trưởng Bộ Thủy lợi Hà Kế Tấn là một trong những người con ưu tú của quê hương Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Ông là người đặt nền móng chiến lược, góp phần tạo nên thành công của công trình Đại thủy lợi Bắc Hưng Hải - công trình trị thủy đầu tiên của miền Bắc.
Lương Thế Vinh - nhà toán học, nhà văn hóa kiệt xuất thế kỷ 15 | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 09/03/2025
Trạng nguyên Lương Thế Vinh được mệnh danh là “Trạng Lường”, với trí tuệ sắc bén và tinh thần hiếu học. Hơn 500 năm trôi qua, những di sản Lương Thế Vinh để lại vẫn còn nguyên giá trị, giúp nâng cao trình độ học vấn của quốc gia, góp phần xây dựng một nền chính trị vững mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển hưng thịnh.
Nguyễn Quý Kính, vị đại thần danh tiếng thời Lê Trung Hưng | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 16/02/2025
Danh nhân Nguyễn Quý Kính, cháu đích tôn của Tể tướng Nguyễn Quý Đức là một vị đại thần tài giỏi, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc giữ gìn sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế và giáo dục nước nhà thời Lê Trung Hưng cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII.
Khách đến xông nhà
Trong chương trình “Khách đến xông nhà”, NSND Tự Long, đạo diễn Việt Tú và nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc đã cùng chia sẻ câu chuyện về Tết, những ký ức Tết từ đó dẫn tới các câu chuyện về giữ gìn, phát huy văn hoá, văn hoá dân tộc và sự phát triển ngành công nghiệp văn hoá tại Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam hào hùng với những năm Tỵ đáng nhớ
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, năm Tỵ là một trong những năm ghi dấu nhiều mốc son lịch sử của dân tộc ở một số giai đoạn quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh và phát triển của đất nước. Sang năm Ất Tỵ 2025 này, hãy cùng Đài Hà Nội nhìn lại những năm Tỵ với những sự kiện lịch sử đáng nhớ.
Người đặt nền móng cho nền giáo dục - Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 26/01/2025
Bộ trưởng Giáo dục thứ tư của Việt Nam có thời gian tại vị lâu nhất, trải dài trọn hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc trong thế kỷ 20. Ông là giáo sư, tiến sĩ, nhà văn hóa lớn, nhà giáo dục Nguyễn Văn Huyên - một người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kiều Oánh Mậu - nhà khoa bảng yêu nước | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 12/01/2025
Đường Lâm, vùng đất là nơi sinh ra hai bậc đế vương trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, cũng là quê hương của rất nhiều danh sĩ đã làm rạng danh nền văn hóa Việt. Một trong những con người ấy là danh nhân Kiều Oánh Mậu.
Tiểu thuyết 'Mặt nạ' (phần 11) - Lê Duy Nghĩa
Những trận đòn thẩm vấn ban đầu của an ninh quân đội đối với Nguyễn Thành diễn ra không hiệu quả. Vậy nên ngay sau đó, anh đã chính thức bị an ninh quân đội hoàng gia đưa đi thẩm vấn. Người đối mặt với Nguyễn Thành lần này tự xưng là một nhân viên sứ quán.
Tiểu thuyết 'Mặt nạ' (phần 10) - Lê Duy Nghĩa
Khăm Muộn và Viên Chăn từng là nơi ghi dấu những năm tháng hoàng kim của Thành Lai. Khi thế sự thay đổi, quay trở lại Lào với cái tên Nguyễn Thành, ông ta đã phải đối diện với những đòn roi tra tấn, sự nghi ngờ từ nhiều phía.
Tiểu thuyết 'Mặt nạ' (phần 9) - Lê Duy Nghĩa
Sự ra đi của Bích Chột đã để lại trong lòng Thành Lai một nỗi đau tột cùng, chất chứa biết bao tâm tư của một kiếp giang hồ. Người anh em đã hy sinh vì gã, để lại trong gã sự dằn vặt nặng nề của món nợ ân tình không thể trả.
Tiểu thuyết 'Mặt nạ' (phần 8) - Lê Duy Nghĩa
Nguyễn Xuân nhận công tác ở công an huyện đã hơn 1 năm. Đây là huyện vùng cao biên giới giáp Lào với mật độ dân cư thưa thớt, chủ yếu là người dân tộc sinh sống. Lợi dụng quan hệ dòng tộc của người H'Mông, người Thái qua lại khu vực biên giới, nên Mỹ coi đây là địa bàn chiến lược. Chúng sử dụng biệt kích, thám báo thường xuyên kích động bọn phản động, chúa đất để chống phá cách mạng.
Vở chèo 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp' | Tác giả tác phẩm | 22/12/2024
Vở chèo “Đại tướng Võ Nguyên Giáp” được dàn dựng trên cơ sở toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”, là sáng tạo đầy tâm huyết và táo bạo của cả ekip Nhà hát chèo Quân đội. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật chèo truyền thống, các nghệ sĩ, diễn viên của chiếu chèo chiến sĩ đã thổi luồng gió mới cho vở chèo khi tái hiện sâu sắc hình tượng Người anh cả của QĐND Việt Nam.
Nguyễn Quý Đức - nhà chính trị, nhà văn hóa lớn | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 22/12/2024
"Từ Liêm tứ quý, nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh Cót" là tứ đại danh hương của vùng Hà Đông xưa. Xếp hàng đầu là làng Thiên Mỗ vì có gia đình danh nhân Nguyễn Quý Đức cả ba đời nối tiếp đều giữ các chức vụ trọng yếu trong triều đình.
'Tiếng hát Hà Nội' - hành trình cảm xúc và thăng hoa | Văn hóa và sự kiện | 14/12/2024
Là cuộc thi thanh nhạc uy tín và chuyên nghiệp với truyền thống 30 năm qua, “Tiếng hát Hà Nội 2024" chính thức khởi động từ tháng 10 và trải qua hành trình nhiều cảm xúc và sự thăng hoa của các tài năng âm nhạc trẻ. Với chất lượng chuyên môn cao và có số lượng thí sinh đăng ký dự thi đông đảo, qua hai vòng sơ khảo, từ gần 700 thí sinh dự thi Ban giáo khảo đã lựa chọn ra được 60 bạn xuất sắc nhất để vào vòng Bán kết.
Tiểu thuyết 'Suối Cọp' (phần 11) - Hữu Ước
Sau đêm nghịch ngợm của Hữu và Hoàn bị đại đội trưởng Tuần cho ăn mấy miếng võ đặc công chí tử thì hai anh lại gắn bó với nhau hơn. Họ kết thành đôi bạn thân thiết vì còn một lý do nữa là cả hai đang say mê cưa cẩm, tán tỉnh y tá Lan và Lệ.
Tiểu thuyết 'Suối Cọp' (phần 10) - Hữu Ước
Tại hang trú ẩn của dân bản Bông Va, Hữu và Hoàn như hơi ấm của cách mạng mang lại cho bà con không chỉ cái ăn, thuốc men, mà cái chính là mang lại một ngọn lửa của niềm tin rằng cách mạng không bỏ rơi bất cứ đồng bào nào. Mấy ngày sau, tổ công tác huyện Hướng Hóa đã kịp thời đến để viện trợ và giúp bà con ổn định cuộc sống.
Tiểu thuyết 'Suối Cọp' (phần 9) - Hữu Ước
Hoàn và Hữu tiếp cận được bản Bông Va khi trời đã ngả tối. Cả bản hoang vắng đến độ dù cả hai có gọi thế nào cũng chỉ có tiếng lay của gió đáp trả. Màn đêm buông xuống là lúc Hoàn và Hữu cảm thấy hoang mang nhất. Từng tiếng gió, tiếng cây cối lạc lõng, man dại như tiếng kêu của hồn ma, bóng quỷ.
Nguyễn Gia Thiều - nhà văn hóa lớn thế kỷ 18 | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 24/11/2024
Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một trong những vùng đất cổ của người Việt, quê hương của những huyền thoại - lịch sử, cái nôi của văn minh lúa nước. Nơi đây là quê hương của người con ưu tú thời Lê Trung Hưng - Nguyễn Gia Thiều. Tài năng văn chương, hội họa, kiến trúc, âm nhạc xuất sắc đã đưa tên tuổi ông lên hàng danh nhân văn hóa kiệt xuất thế kỷ 18.
Hơi thở mới cho nghệ thuật Xẩm đương đại | Phóng sự tài liệu | 19/11/2024
Được hồi sinh trên nền tảng bề dày hàng ngàn năm tồn tại với sự tiếp sức nỗ lực của các nghệ sĩ đương thời, xẩm đang thực sự giữ những nhịp đập khỏe khoắn trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Từ một loại hình âm nhạc truyền thống độc đáo bị thất truyền, nhờ đam mê và sự cố gắng không mệt mỏi của những người tâm huyết, xẩm Hà thành đã và đang được hồi sinh và có vị trí riêng trong đời sống tinh thần người dân Thủ đô.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 9) - Nguyễn Trường
Sự xuất hiện của nhân vật Tạ Văn Lý đã làm thay đổi giang sơn của đạo Dừa tại Cồn Phụng. Ông vốn tốt nghiệp Đại học luật nhưng không chọn làm Nhà nước mà chọn đi theo cậu Hai, bởi ông nhìn thấy tương lai cậu Hai sẽ trở thành giáo chủ của một nền đạo.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 8) - Nguyễn Trường
Nguyễn Thành Nam đã khiến cho Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ không thốt lên lời và phải công nhận, khâm phục tài đạo của ông. Những thuyết giảng của Nguyễn Thành Nam cùng việc đọc vị được hết những tính toán, ý đồ chiến lược của Nguyễn Cao Kỳ khiến ông cảm thấy trở nên sáng dạ và muốn trở thành đệ tử của đạo Dừa.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 7) - Nguyễn Trường
Nguyễn Thành Nam gặp gỡ Bân Cơ - vị đại sứ của nhiều nước nổi tiếng với nghệ thuật ngoại giao khôn khéo ông vua lật đổ bất cứ nước nào không chịu nghe theo Mỹ. Một ngài đại sứ thép như vậy lại dành cho Nguyễn Thành Nam một sự tiếp đãi trang trọng, thân tình như tiếp một nguyên thủ quốc gia, làm cho sư tổ đặc biệt cảm động và các đệ tử đạo Dừa hết sức hãnh diện.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 6) - Nguyễn Trường
Năm 1964, khi chiến trường chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở Việt Nam đang diễn ra ác liệt, Nguyễn Thành Nam quyết định rời bờ sông Ba Lai, đưa toàn bộ cơ ngơi về Cồn Phụng. Đây là nơi lý tưởng cho thanh niên các tỉnh trốn lính, bởi Cồn Phụng bị ngăn cách sông nước và luật pháp chế độ Sài Gòn không cho phép bắt sư đi lính.
Sức sống mới cho nghệ thuật tranh sơn mài | Văn hóa và sự kiện | 26/10/2024
Là một trong những nghệ thuật truyền thống đặc biệt của Việt Nam, tranh sơn mài nổi tiếng với sự tinh xảo, cầu kỳ và công phu trong việc sử dụng gỗ và sơn tự nhiên để tạo ra một bức tranh độc đáo. Không chỉ là một hình thức nghệ thuật truyền thống, tranh sơn mài còn là biểu tượng văn hóa đặc trưng của Việt Nam.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 10) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Mối quan hệ giữa tổ trưởng và Hải Linh đã có những tiến triển mới. Ở cạnh anh, cô luôn có cảm giác an toàn và được che chở. Mặc dù tổ trưởng không bao giờ nhắc đến cái đêm cô xảy ra chuyện với tên thợ ảnh, nhưng điều đó lại không mang đến sự thanh thoát trong lòng cô.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 9) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Gã thợ ảnh tán tỉnh nhiệt tình, Hải Linh xiêu lòng. Trong một lần hẹn hò, cô suýt để bản thân rơi vào dục vọng của hắn. Sự việc xảy ra ảnh hưởng lớn đến tinh thần nên cô phải nghỉ học về nhà vài hôm. Lúc này, tổ trưởng đã đại diện lớp đến thăm. Sự ân cần, lịch thiệp của anh khiến trái tim cô rung động.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 8) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Hải Linh kể về thời gian cô đi học tại Trung cấp Nông nghiệp trong tỉnh. Tại đây, cô quen hai chàng trai là tổ trưởng tổ học tập và anh nhiếp ảnh gia. Nếu như tổ trưởng luôn tỏ ra thờ ơ, lãnh đạm với cô thì tay nhiếp ảnh gia lại tấn công rất nhiệt tình.
Nhà hát Tuổi trẻ trình diễn kịch Chú mèo dạy Hải Âu bay | Tác giả tác phẩm | 04/10/2024
Vở kịch Chú mèo dạy Hải Âu bay chuyển thể từ kiệt tác văn học dành cho trẻ em của nhà văn Chile, Luis Sepulveda. Nhà hát Tuổi trẻ đã nỗ lực trong việc thỏa thuận về bản quyền để khai thác và sân khấu hóa, nhằm giới thiệu ngày càng nhiều các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị của thế giới đến với khán giả Việt Nam.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 5) - Nguyễn Thế Nghiệp
Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 thắng lợi trọn ven, đó chính là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập và Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào. Sự kiện lịch sử được chọn diễn ra tại vườn hoa Ba Đình và ông Phạm Văn Khoa - cán bộ Việt Minh được giao phụ trách chuẩn bị nhiệm vụ quan trọng này.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 4) - Nguyễn Thế Nghiệp
Sau ngày giặc Pháp chiếm được Hà Nội và dựng lên chính quyền tay sai, chúng ráo riết xây dựng vành đai kiên cố bảo vệ nội thành, bày nhiều âm mưu dò la hoạt động của Việt Minh quanh Tứ Tổng. Hoàng Tân và các cán bộ chủ chốt Tứ Tổng cần chủ động biết trước mưu kế của địch.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 3) - Nguyễn Thế Nghiệp
Quán triệt nhiệm vụ cấp trên giao, Hoàng Tân cùng cán bộ lãnh đạo hội đi tuyên truyền và phát triển hội viên, tiến tới thành lập tổ chức cứu quốc Tứ Tổng. Hội viên hoạt động bí mật, thường xuyên đi rải truyền đơn tuyên truyền vai trò của Việt Minh, xây dựng cơ sở.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 2) - Nguyễn Thế Nghiệp
Trước Cách mạng tháng Tám, tại Tứ Tổng có nhiều xưởng mộc của người Pháp, Nhật, Việt. Nơi đây thu hút hàng nghìn công nhân đến làm. Nhiều cán bộ Thành ủy, Xứ ủy đã thâm nhập, vận động cách mạng tại Tứ Tổng. Tại đây, Hoàng Tân là thợ xẻ khỏe mạnh, thông minh, tháo vát luôn được mọi người yêu quý.
Tiểu thuyết 'Phố' (phần 12) - Chu Lai
Nếu như không có người bạn đặc công cùng tiểu đội tìm về chăm sóc thì Lãm đã chết với cơn ác mộng 'viên đá 10 tỷ đồng'. Sau nửa tháng, khi Lãm đã hồi tỉnh, được sự giúp đỡ của người bạn, anh lên biên giới tìm vợ con và đưa cả nhà về Hà Nội.
Đời sống mới cho nghệ thuật xẩm truyền thống | Văn hóa và sự kiện | 14/09/2024
Trong những năm gần đây, sự đổi mới trong nhiều hình thức trình diễn cả trên sân khấu và đường phố đã mang đến sức sống mới cho xẩm. Xẩm đang hồi sinh.
Tiểu thuyết 'Phố' (phần 11) - Chu Lai
Một người đàn bà giàu có xuất hiện tìm Nam và Bình để cảm ơn vì đã cứu cha con cô khỏi đạn của người lính vào cuối tháng 4/1975. Đặc biệt, cô muốn Nam thuyết phục Bình vào Sài Gòn sinh sống, nhờ anh trông nom hộ căn nhà đang trống của mình.
Tiểu thuyết 'Phố' (phần 10) - Chu Lai
Thấm thoát đã hơn một năm Thảo xa nhà, kể từ đó ngày nào Loan cũng vào nấu nướng, chăm sóc cho bố con Nam. Thấy cảnh gà trống nuôi con nên Loan muốn ở bên cạnh an ủi anh và thậm chí muốn lấp đầy khoảng trống chị gái mình để lại trong căn nhà.
Người đặt nền móng cho nền độc lập tự chủ của dân tộc | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 08/09/2024
Làng cổ Đường Lâm, xưa thuộc xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội - nơi nổi danh với tinh thần thượng võ của hai Anh hùng dân tộc lừng lẫy sử Việt là Bố cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Quyền - người đã ghi danh vào trang sử hào hùng của dân tộc không chỉ là vị tướng tài năng đánh bại quân Nam Hán cuối năm 838 trên sông Bạch Đằng và ông cũng là người đầu tiên "mở nước xưng Vương" đặt nền móng cho nền độc lập, tự chủ thực sự và lâu dài của dân tộc, chấm dứt thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc.
Thượng tướng quân Doãn Nỗ - khai quốc công thần triều Lê | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 18/08/2024
Thượng tướng quân Doãn Nỗ (tức Lê Nỗ) là một trong những công thần khai quốc triều Lê, từng theo chúa Lam Sơn đánh giặc và lập được nhiều chiến công hiển hách.
Hoa cúc xanh trên đầm lầy | Tác giả tác phẩm | 10/08/2024
Vở kịch “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” là câu chuyện thể hiện những xung đột của con người hiện đại khi tìm giá trị sống. Vốn tưởng chỉ là một câu chuyện đơn giản về những điều nhỏ nhặt xung quanh, những suy nghĩ đầy chân thật về tình yêu, tình bạn và lối sống của con người trong xã hội hiện đại, song câu chuyện đã thể hiện nhãn quan vượt thời đại của tác giả Lưu Quang Vũ khi đi đã sâu khai thác những yếu tố hết sức mới mẻ ngay cả với thực tế cuộc sống đương đại.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 23) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Giờ đây khi dám đối diện với sự thật, cả Nguyễn Công và ông Bao, bà Ở mới nhận ra tình yêu thương chân thành vẫn luôn tồn tại trong chính gia đình mình. Ở một diễn biến khác, vì không giành được mảnh đất nên Tâm Khịt đã tìm cách gặp Thanh Loan và nói hết với cô về lý lịch của Nguyễn Công. Thanh Loan sẽ phản ứng ra sao? Chuyện tình của Nguyễn Công và cô sẽ tiếp tục hay kết thúc?
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 22) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Bởi vì Nguyễn Công luôn nghĩ mẹ mình là người vì ái tình mà phản bội cha, nên ông Thông Huệ đã cho anh biết sự thật đằng sau cái chết đau thương của bà mà ông chôn giấu bấy lâu. Nguyễn Công cũng nói với ông Bao và bà Ở về sự việc anh đã thú nhận với cơ sở về nguồn gốc, lý lịch của mình.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 21) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Nguyễn Công cùng đoàn cán bộ thị xã đến Hạ Lỗi để duyệt phương án chuyển đổi từ cấy lúa sang trồng hoa. Đây là một bước tiến mới trong ngành nông nghiệp của xã Hạ Lỗi lúc bấy giờ. Ở một diễn biến khác, Tâm Khịt ngày càng trở nên táo tợn hơn khi anh trở mặt với người từng kiêng nể nhất - gia đình ông Bao.
Bảo tàng tư nhân - không chỉ là niềm đam mê | Văn hóa và sự kiện | 20/07/2024
Những năm gần đây, ngoài các bảo tàng của nhà nước, số lượng bảo tàng tư nhân ở Việt Nam ngày càng phát triển. Hà Nội là địa phương có nhiều bảo tàng tư nhân nhất, với khoảng 15 bảo tàng. Các bảo tàng tư nhân đã đóng vai trò không nhỏ trong việc lưu giữ các giá trị văn hoá, lịch sử. Những người đã và đang làm bảo tàng tư nhân, ngoài niềm đam mê họ còn mong muốn thông qua bảo tàng gửi gắm những thông điệp mang nhiều giá trị lịch sử, văn hoá và nhân văn sâu sắc.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 9) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Mối nhân duyên của Nguyễn Công và cô giáo Thanh Loan đang dần trở nên đậm sâu thì Nguyễn Công nhận ra một sự thật đau đớn về mối quan hệ giữa thân sinh của anh và người anh yêu.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 8) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Mối quan hệ của Thanh Loan và Nguyễn Công bắt đầu có những bước tiến mới. Là người dè chừng trong chuyện tình cảm, Nguyễn Công chỉ dám nghĩ gặp gỡ, tiếp cận cô để có thể thăm lại ngôi nhà xưa cũ, nhưng nhờ vào sự chủ động mạnh dạn của cô giáo Thanh Loan những rung cảm mà cả hai đã giấu nhẹm bấy lâu đã dần được thổ lộ.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 7) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Để chen chân ứng cử vào Hội đồng xã, Tâm khịt phải trả lại điếm canh đê đang làm ăn, sinh sống cùng vợ để được lòng bà con. Dù là người ít học nhưng sự tài lanh và cơ hội của Tâm Khịt lại hơn bất cứ ai, cộng thêm có sự hậu thuẫn từ những người ưa nịnh và mưu mô, Tâm Khịt đã nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết. Hướng giải quyết của người tham lam ấy lại nhắm vào người đàn ông đáng thương - thầy Thông Huệ.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 6) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Vì không muốn tiếng phản động của mình mà con trai không được ăn học đàng hoàng, thầy Thông Huệ chấp nhận cho Trịnh Hạ thay tên đổi họ để trở thành con của người khác. Ông cũng không thể ngờ rằng, từ cái tên Trịnh Hạ đến Nguyễn Công chính là sự chia ly tình phụ tử.
Lưỡng quốc, Tiến sĩ Triệu Thái - nhà tri thức lớn thời Lê Sơ | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 30/06/2024
Triệu Thái - một nhân vật lịch sử, một tri thức yêu nước xuất hiện nửa đầu thế kỷ XV, ông là một trong những người có nhiều cống hiến tài năng, trí tuệ vào công cuộc xây dựng xã hội buổi đầu Lê Sơ.
Tiểu thuyết 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' (phần 21) - Nguyễn Khắc Trường
Cái chết tủi nhục và đám tang nhanh gọn của bà Son lại chả khác gì lão Quỳnh. Cái chết của bà cũng là cơ hội để những người nghèo tham vọng lớn như chị Bé chớp lấy. Từ người làm thuê trong nhà, giờ chị quyết tâm bước một bước lên làm bà chủ. Kế hoạch của chị ta như nào?
Tiểu thuyết 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' (phần 20) - Nguyễn Khắc Trường
Ở phần 20 của cuốn tiểu thuyết đã lộ diện người lên kế hoạch và thực hiện việc dàn cảnh làm nhục bà Son chẳng ai khác ngoài Thủ và Cao. Từ trước tới giờ, mọi việc đều theo đúng dự tính của Thủ. Nhưng âm mưu xấu xa ấy có tiếp tục thuận lợi hay không? Thủ sẽ tính toán tiếp như nào?
Tiểu thuyết 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' (phần 19) - Nguyễn Khắc Trường
Mặc dù là cuộc đấu đá giữa dòng họ Vũ Đình và Trịnh Bá, nhưng người đàn bà họ Ngô lại là người bị đem ra để làm công cụ hạ bệ đối phương. Sự dồn nén, ép buộc của chồng và em trai chồng khiến bà Son không chịu nổi mà vùng lên bỏ đi.
Bảo vệ bản quyền sách - những khó khăn, thách thức | Văn hóa và sự kiện | 15/06/2024
Bảo vệ bản quyền là vấn đề có ý nghĩa sống còn để phát triển kinh tế tri thức, góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tạo, tạo môi trường tốt cho các tác giả sáng tạo ra nhiều tác phẩm có chất lượng và giá trị nghệ thuật, góp phần quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Tiểu thuyết 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' (phần 4) - Nguyễn Khắc Trường
Trong phần bốn của cuốn tiểu thuyết, ta không khỏi xót xa trước cái chết đau đớn của lão Quỳnh - một ông già ngẩn ngẩn ngơ ngơ, lúc nhớ lúc quên, chết vì cơn đau bụng sau khi ăn hết một nồi ba cơm. Người ta cho rằng lão chết vì "ma đổi, ông Bụt bắt", nhưng có lẽ lão chết vì quá no, chết sau khi được ăn một bữa đẫy cái bụng đã trống rỗng từ lâu.
Tiểu thuyết 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' (phần 3) - Nguyễn Khắc Trường
Cái đói xóm Giếng Chùa đã nhào nặn con người ta chẳng khác nào những bóng ma vật vờ và tha hoá. Điều đó không chỉ thể hiện qua nhân vật lão Quỳnh mà còn ở anh Thó vì kiếm ăn mà giả ma ăn trộm trong đám tang nhà người ta, hay chấp nhận làm việc bất lương là đi đào mộ người chết lên.
Tiểu thuyết 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' (phần 2) - Nguyễn Khắc Trường
Trong phần hai của cuốn tiểu thuyết kể về những người dân nghèo không màng thế sự nhưng vẫn bị lôi kéo vào vòng xoáy của cuộc sống, những tư tưởng phong kiến vẫn còn rất nặng nề ở những thế hệ đi trước ràng buộc đến các thế hệ kế cận ở vùng nông thôn.
Hát Văn - nghệ thuật độc đáo trong văn hóa Việt | Văn hóa và sự kiện | 25/05/2024
Hát Chầu văn là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Năm 2012, Nghi lễ Chầu văn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám - Hùm Thiêng Yên Thế | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 12/05/2024
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đã ghi nhận biết bao tấm gương của các anh hùng hào kiệt đứng lên đấu tranh mạnh mẽ, phản kháng lại sự xâm lược, bảo vệ đất nước. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là giai đoạn nổi lên nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh tự phát chống thực dân Pháp. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế gắn liền với tên tuổi của anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám - người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân kéo dài suốt 30 năm từ năm 1884 đến năm 1931.
Truyện ngắn ‘Con tôi đi lính’ - Chu Lai
Truyện ngắn ‘Con tôi đi lính’ là một tác phẩm ấn tượng của nhà văn Chu Lai. Câu chuyện kể về tâm trạng của người làm cha mẹ khi có cậu con trai xa nhà và bước chân vào môi trường quân đội. Những diễn biến tâm trạng của cha mẹ ở nhà ra sao và cậu con trai trong quá trình nhập ngũ sẽ như thế nào?
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 20) - Hữu Mai
Bước vào chiến dịch Xuân Hè năm 1953, toàn Đảng toàn quân tập trung hướng tiến quân lên vùng Tây Bắc, đồng thời triển khai nhiều trận truy kích làm tiêu hao lực lượng, lung lay tinh thần của địch. Đó cũng là những tín hiệu đáng mừng để chuẩn bị bước vào một trận đánh lớn, trận đánh đi vào lịch sử của dân tộc như một trong những dấu son chói lọi. Diễn biến của trận đánh đó sẽ được gửi tới quý thính giả trong phần cuối của cuốn hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đường tới Điện Biên Phủ'.
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 19) - Hữu Mai
Chiến dịch Thu đông năm 1952 đã thành công vượt dự kiến. Đây là động lực để toàn dân và quân ta tiếp tục dồn sức người, sức của tiến đánh những điểm yếu nhằm tiêu hao sinh lực địch, đồng thời tập trung khôi phục kinh tế sau thiên tai để đảm bảo đời sống của nhân dân, cung cấp lương thực cho các chiến sỹ nơi chiến trường. Những trận đánh tới sẽ tiếp diễn như thế nào?