Tác động của AI đến các cuộc bầu cử toàn cầu
Điều đó một phần là do các biện pháp phòng thủ được thiết kế để ngăn chặn các mạng lưới tài khoản hoặc bot phối hợp thu hút sự chú ý trên Facebook, Instagram và Threads, Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta, Nick Clegg nói với các phóng viên hôm thứ Ba.
Ông Clegg nói về những kẻ đứng đằng sau các chiến dịch phối hợp thông tin sai lệch: “Tôi không nghĩ việc sử dụng AI tổng hợp là một công cụ đặc biệt hiệu quả để họ trốn tránh các biện pháp phòng ngừa của chúng tôi”.
Meta cho biết, trong năm 2024 họ đã vận hành một số trung tâm điều hành bầu cử trên khắp thế giới để giám sát các vấn đề nội dung, bao gồm cả trong các cuộc bầu cử ở Mỹ, Bangladesh, Brazil, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Pakistan, Nam Phi, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu.

Clegg cho biết Meta đã gỡ bỏ khoảng 20 “hoạt động gây ảnh hưởng bí mật” trên nền tảng của mình trong năm nay. Nhìn chung, lượng thông tin sai lệch do AI tạo ra ở mức thấp và Meta có thể nhanh chóng gắn nhãn hoặc xóa nội dung, dù năm 2024 là năm của các cuộc bầu cử trên thế giới, với ước tính khoảng 2 tỷ người đã đi bầu cử trên toàn thế giới.
Clegg nói với các nhà báo: “Mọi người lo ngại về tác động tiềm tàng mà AI sẽ gây ra đối với các cuộc bầu cử trong năm nay là điều dễ hiểu”. Ông nói trong một tuyên bố rằng : “Bất kỳ tác động nào như vậy đều rất khiêm tốn và có phạm vi hạn chế”.
Ông nói thêm, nội dung AI, chẳng hạn như video và âm thanh deepfake của các ứng cử viên chính trị, nhanh chóng bị lộ và không đánh lừa được dư luận. Trong một tháng trước ngày bầu cử ở Mỹ, Meta cho biết họ đã từ chối 590.000 yêu cầu tạo ra hình ảnh của Tổng thống Joe Biden, ứng cử viên đảng Cộng hòa khi đó là ông Donald Trump và người bạn tranh cử của ông JD Vance, Phó Tổng thống Kamala Harris và Thống đốc Tim Walz.

Trong một bài báo trên The Conversation, có tựa đề “Ngày tận thế không phải như vậy” các học giả Bruce Schneier và Nathan Sanders của Harvard đã viết: “Có những thông tin và tuyên truyền sai lệch do AI tạo ra, mặc dù nó không đến mức thảm khốc như lo ngại”.
Mối quan tâm của công chúng
Trong một cuộc khảo sát của Pew đối với người Mỹ vào đầu năm nay, số người trả lời dự đoán AI sẽ được sử dụng cho mục đích xấu trong cuộc bầu cử năm 2024 nhiều gấp gần tám lần so với số người nghĩ rằng AI sẽ được sử dụng chủ yếu cho mục đích tốt.
Vào tháng 10, Tổng thống Biden đã đưa ra các kế hoạch mới để khai thác AI cho an ninh quốc gia khi cuộc đua toàn cầu nhằm đổi mới công nghệ này đang diễn ra nhanh chóng. Ông Biden đã phác thảo chiến lược này trong bản ghi nhớ an ninh quốc gia (NSM) đầu tiên tập trung vào AI, kêu gọi chính phủ đi đầu trong việc phát triển AI "an toàn, bảo mật và đáng tin cậy".
Bản thân Meta là đối tượng của nhiều lời phàn nàn của công chúng trên nhiều diễn đàn khác nhau, vướng vào các cáo buộc kiểm duyệt và bị lên án không ngăn chặn được các hành vi lạm dụng trực tuyến. Đầu năm nay, cơ quan giám sát nhân quyền đã cáo buộc Meta đã bịt miệng những tiếng nói ủng hộ Palestine trong bối cảnh kiểm duyệt mạng xã hội gia tăng kể từ ngày 7 tháng 10.
Meta cho biết các nền tảng của họ chủ yếu được sử dụng cho mục đích tích cực vào năm 2024, để hướng mọi người đến các trang web hợp pháp có thông tin về các ứng cử viên và cách bỏ phiếu. Ông Clegg cho biết công ty vẫn cảm thấy hối tiếc vì những nỗ lực kiểm soát các nền tảng của mình trong đại dịch COVID-19, dẫn đến một số nội dung bị xóa nhầm.

"Chúng tôi cảm thấy có lẽ mình đã làm hơi quá", ông nói, "Mặc dù chúng tôi thực sự tập trung vào việc giảm sự phổ biến của nội dung xấu, tôi nghĩ chúng tôi cũng muốn tăng gấp đôi nỗ lực để cải thiện độ chính xác và độ tin cậy khi chúng tôi hành động theo các quy tắc của mình".
Mối quan ngại của đảng Cộng hòa
Một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa tại Mỹ đã đặt câu hỏi về những gì họ gọi là kiểm duyệt một số quan điểm nhất định trên phương tiện truyền thông xã hội. Tổng thống đắc cử Donald Trump đặc biệt chỉ trích, cáo buộc các nền tảng đã kiểm duyệt quan điểm bảo thủ.
Trong cuộc họp báo, Clegg cho biết ông Zuckerberg hy vọng sẽ giúp định hình chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump về chính sách công nghệ, bao gồm cả AI. Clegg cho biết ông không rõ liệu Zuckerberg và Tổng thống đắc cử Donald Trump có thảo luận về chính sách kiểm duyệt nội dung của nền tảng công nghệ hay không khi Zuckerberg được mời đến khu nghỉ dưỡng của ông Trump ở Florida vào tuần trước.
Clegg cũng nói rằng "Mark rất muốn đóng vai trò tích cực trong các cuộc tranh luận mà bất kỳ chính quyền nào cũng cần có về việc duy trì vị thế dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ ... và đặc biệt là vai trò quan trọng mà AI sẽ đóng góp trong kịch bản đó".


Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.
Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.
0