Sức nặng của những lá phiếu | Hà Nội tin mỗi chiều

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm không chỉ kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao mà tính đến cả tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Vì vậy, chất lượng từng lá phiếu của đại biểu rất quan trọng.

Chiều qua, theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội (QH) khóa XV, Ban Kiểm phiếu của quốc hội công bố kết quả kiểm phiếu đối với 44 người giữ các chức vụ do quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Trong 44 nhân sự thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm lần này, có một người khối Chủ tịch nước, 17 người thuộc khối Quốc hội, 23 thành viên Chính phủ, hai nhân sự của khối các cơ quan tư pháp và một người thuộc khối Kiểm toán Nhà nước.

Tính đến nay, Quốc hội đã bốn lần lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Lần đầu tiên là năm 2013, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm với 47 chức danh. Năm 2014, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm lần thứ hai với 50 chức danh và tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14, năm 2018, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm tín nhiệm lần thứ ba với 48 chức danh 

Theo quy định mới trong Nghị quyết 96 của Quốc hội, kết quả lấy phiếu tín nhiệm không chỉ để tham khảo, mà sẽ là cơ sở đánh giá, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ. Căn cứ để lấy phiếu tín nhiệm không chỉ liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, mà tính đến cả tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao…Vì vậy, chất lượng từng lá phiếu của đại biểu rất quan trọng.

Mỗi cuộc lấy phiếu tín nhiệm chỉ có ý nghĩa khi sau đó, vị lãnh đạo và cả đội ngũ cán bộ trong ngành của mình cùng nhìn lại để đánh giá chất lượng công việc, tìm ra cách tháo gỡ vướng mắc. Mục đích cuối cùng của lấy phiếu tín nhiệm là sẽ có một đội ngũ cán bộ mạnh hơn, dạn dày hơn, trách nhiệm hơn. Những việc làm tốt, việc làm tích cực, cử tri, đại biểu quốc hội vẫn đang dõi theo, chia sẻ.

Năm 2013, khi Quốc hội lần đầu tiên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh lãnh đạo quan trọng của đất nước, hoạt động này đã tạo cho cử tri niềm tin vào sự công khai, dân chủ của cơ quan lập pháp tối cao của đất nước. Lần lấy phiếu tín nhiệm lần này là một bước tiến trên con đường thực thi quyền lực giám sát của quốc hội, khi người được bỏ phiếu tín nhiệm vẫn còn một nửa nhiệm kỳ công tác phía sau để khắc phục tồn tại, phấn đấu cho những mục tiêu tương lai. Bên cạnh chức năng giám sát mà quốc hội thể hiện qua việc lấy phiếu tín nhiệm, thì người dân cũng kỳ vọng Quốc hội phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò lập pháp của mình. 

Ngay khi vừa được bầu và thực hiện nghi thức tuyên thệ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ về một Quốc hội đổi mới, luôn chủ động từ sớm từ xa, chấm dứt tình trạng "bắc nước sôi chờ gạo người". Mong rằng với một bộ máy lãnh đạo và một tình thần đổi mới thì “Quốc hội hành động, Quốc hội phục vụ, Quốc hội vì dân" không chỉ là tiêu chí hoạt động xuyên suốt, mà còn là mục tiêu trong từng hoạt động của Quốc hội, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân; tôn trọng, lắng nghe ý kiến nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, vì nhân dân phục vụ./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 7/5 là ngày mà mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng không thể không nhớ về một dấu mốc chói lọi: Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Lần đầu tiên, khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định là “một động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế quốc dân, thay vì chỉ là “một trong những động lực” như cách tiếp cận trước đây.

Trong một động thái cứng rắn nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ban hành Công điện yêu cầu các quận, huyện trên địa bàn kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, ao hồ, đất công trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.

Giữa dòng chảy sôi động của đổi mới và hội nhập, Hà Nội đang dần khẳng định vị thế là một trong những điểm sáng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt cho sự bứt phá của Thủ đô trong tương lai.

“Bữa cơm ngon” không chỉ là chuyện vị giác. Với hàng nghìn suất ăn mỗi ngày tại các bếp ăn tập thể, “ngon” còn phải đi kèm với hai chữ “an toàn”. Nhưng giữa nhịp sống đô thị sôi động như Hà Nội, liệu có bao nhiêu bữa ăn đang thực sự được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng?

Thành phố Hà Nội đã công bố một kế hoạch quan trọng: tổ chức lại hệ thống khám chữa bệnh công lập theo ba cấp ban đầu, cơ bản và chuyên sâu. Đây là cách để người dân được khám đúng nơi, chữa đúng chỗ, mà không phải tất tả tìm kiếm, mỏi mòn chờ đợi.