Sửa Luật Thủ đô để nhân tài ở lại Hà Nội

Dù đã có nhiều chính sách để mời gọi nhân tài, nhưng sau 10 năm, Hà Nội mới đón được hơn 100 thủ khoa xuất sắc về làm việc tại các sở, ngành. Với mục tiêu tạo chính sách đột phá để nhân tài ở lại Hà Nội, một trong 9 nhóm chính sách quan trọng đã được thể chế hóa tại Điều 16, Luật Thủ đô sửa đổi.

Chị Nguyễn Quỳnh Trang – Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản quận Hoàng Mai - Thủ khoa Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2012, nhận định: "Nếu đặt chế độ đãi ngộ với khu vực ngoài Nhà nước, có thể chế độ đãi ngộ của Nhà nước chưa bằng, hoặc chưa đáp ứng được đòi hỏi về mặt vật chất. Nhưng với tôi, đó chưa phải là yếu tố quan trọng. Điều quan trọng là sự coi trọng, sự ghi nhận, động viên của lãnh đạo với những cống hiến của các bạn trong quá trình làm việc. Đó mới là yếu tố quan trọng để các bạn sẽ ở lại lâu dài, phục vụ trong hệ thống chính trị của Nhà nước".

10 năm qua, mới chỉ có 103/1.000 thủ khoa quyết định ở lại Hà Nội.

Theo chế độ đãi ngộ hiện hành của Hà Nội, thủ khoa khi về làm tại Thủ đô được hỗ trợ một lần bằng 20 tháng lương tối thiểu. Sau hai năm làm việc, sẽ được ưu tiên cử đi đào tạo sau đại học trong nước hoặc nước ngoài, được hỗ trợ kinh phí làm khóa luận. Ngược lại, họ cũng phải cam kết làm việc cho thành phố 7 năm nếu hưởng mức hỗ trợ. Dù vậy, 10 năm qua, mới chỉ có 103/1.000 thủ khoa quyết định ở lại Hà Nội.

Cân nhắc phân quyền cho Hà Nội được quyết định số lượng tuyển dụng và các chế độ đãi ngộ đặc biệt, nội dung này đã được Luật Thủ đô sửa đổi đề cập và nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao từ các chuyên gia.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đưa vấn đề thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành chính sách cần thiết đối với Hà Nội. Khi những chính sách được thông qua và áp dụng, Hà Nội sẽ có nhiều điều kiện để giữ chân nhân tài.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Công điện số 02 của UBND TP Hà Nội ngày 05/3/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội có 4 phòng chức năng gồm 3 phòng nghiệp vụ và Văn phòng.

Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” là một cao trào cách mạng sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết của phụ nữ miền Bắc, là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại

Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất trong sáng 6/3.

Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã biểu dương điển hình phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 và tổ chức Chương trình Nghệ thuật đặc biệt tri ân nữ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô xuất sắc năm 2025 vào tối 5/3.

Phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập" để cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục là chủ trương đúng đắn, phù hợp để tăng cường không gian công cộng phục vụ cộng đồng và nhu cầu của nhân dân, theo UBND thành phố.