Sửa đổi Luật Thủ đô - 'bệ phóng' cho Hà Nội phát triển | Hà Nội tin mỗi chiều
Ngày 27/11, tại buổi thảo luận tại nghị trường các đại biểu quốc hội đã dành nhiều thời gian và tâm huyết đóng góp nhiều ý kiến cho Luật Thủ đô sửa đổi. Các đại biểu đều nhất trí cao: Dự thảo Luật sửa đổi có tính kế thừa cao, bám sát các chủ trương, chính sách của Trung ương đối với sự phát triển của đất nước nói chung và Thủ đô trong thời gian tới nói riêng. Dự thảo Luật Thủ đô lần này đã cụ thể hóa khá đầy đủ tinh thần của Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 với nhiều điểm mới thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ gắn với thực tiễn sản xuất, xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
Thủ đô Hà Nội sánh vai được với Thủ đô bạn bè năm châu, chính là yếu tố quan trọng để Việt Nam vươn tới ngang tầm sánh vai cùng các nước. Do đó, việc đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng chính là đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Sửa đổi Luật Thủ đô lần này cũng là dịp để chúng ta đánh giá một cách căn cơ, toàn diện quá trình hơn 10 năm thi hành Luật Thủ đô; chỉ rõ những hạn chế, yếu kém và đề ra các giải pháp khắc phục đầy đủ, toàn diện, đặc biệt là phải hiệu quả và khả thi.
Thủ đô giữ vai trò, vị trí đặc biệt nên cần có cơ chế đặc biệt, đặc thù. Sự phát triển của Thủ đô sẽ tạo ra động lực lan tỏa cho khu vực và cả nước. Việc sửa đổi Luật Thủ đô tất yếu phải tính trong tổng thể mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các cái địa phương ở khu vực, của vùng và của cả nước. Quy hoạch Thủ đô chắc chắn tạo ra sự kết nối liên thông để Thủ đô có thể chia sẻ cho các địa phương nhiều nguồn lực phát triển và nhận về sự chia sẻ, đóng góp.
Có ba mục tiêu Luật Thủ đô (sửa đổi) hướng đến, được đại biểu Quốc hội bàn thảo, là phải đặt ra yêu cầu phát triển cao hơn, nhanh hơn cả nước; có cơ chế thực sự vượt trội để khai thác các tiềm năng, thế mạnh nội tại của Thủ đô và tạo sức hút mạnh mẽ nguồn lực từ bên ngoài. Bên cạnh đó, là quy định vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền và nhân dân Thủ đô, tất yếu cao hơn cả nước.
Muốn Thủ đô phát triển thì nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt. Chính vì vậy cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức của Thủ đô cần được quan tâm trong Luật Thủ đô sửa đổi. Việc thu hút và “giữ chân” nhân tài cần hướng đến không chỉ người ở trong nước mà còn cả người ở nước ngoài, không chỉ là những người gốc Hà Nội mà còn từ khắp các tỉnh, thành và kiều bào muốn đến Hà Nội sinh sống và làm việc.
Thời gian qua, Thành phố Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị lấy ý kiến các chuyên gia các nhà khoa học, quần chúng nhân dân góp ý cho Luật Thủ đô sửa đổi. Tổ công tác xây dựng Luật đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp quý báu, có giá trị thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, giúp thành phố hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với những quy định đặc thù, vượt trội, hiệu lực, hiệu quả, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Phát triển Thủ đô không chỉ là trách nhiệm của riêng Thủ đô mà còn là trách nhiệm của cả nước. Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giúp Hà Nội giải quyết được các hạn chế, bất cập hiện nay, trước hết là cơ chế, chính sách tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi nội đô, cải tạo chung cư cũ. Để hiện thực hoá các mục tiêu đã được đề ra trong chủ trương, chính sách của Bộ Chính trị, của Quốc hội, Chính phủ, việc sửa đổi luật Thủ đô thực sự là trách nhiệm nhưng cũng là tình cảm với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội". Khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua sẽ giúp Hà Nội chủ động, linh hoạt bám sát tình hình thực tế hơn trong công tác quản lý, thực hiện quy hoạch với những cơ chế cụ thể, tạo đà cho Hà Nội bứt phá, đủ thế và lực vươn tầm cao mới./.
- Đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa | Hà Nội tin mỗi chiều
- Từ giao thông xanh đến đô thị xanh | Hà Nội tin mỗi chiều
- Đề xuất Thủ đô có mô hình thành phố trong thành phố | Hà Nội tin mỗi chiều
- Giữ chân người lao động trong hệ thống BHXH bằng cách nào? | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm | Hà Nội tin mỗi chiều


Ngày 7/5 là ngày mà mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng không thể không nhớ về một dấu mốc chói lọi: Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Lần đầu tiên, khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định là “một động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế quốc dân, thay vì chỉ là “một trong những động lực” như cách tiếp cận trước đây.
Trong một động thái cứng rắn nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ban hành Công điện yêu cầu các quận, huyện trên địa bàn kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, ao hồ, đất công trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.
Giữa dòng chảy sôi động của đổi mới và hội nhập, Hà Nội đang dần khẳng định vị thế là một trong những điểm sáng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt cho sự bứt phá của Thủ đô trong tương lai.
“Bữa cơm ngon” không chỉ là chuyện vị giác. Với hàng nghìn suất ăn mỗi ngày tại các bếp ăn tập thể, “ngon” còn phải đi kèm với hai chữ “an toàn”. Nhưng giữa nhịp sống đô thị sôi động như Hà Nội, liệu có bao nhiêu bữa ăn đang thực sự được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng?
Thành phố Hà Nội đã công bố một kế hoạch quan trọng: tổ chức lại hệ thống khám chữa bệnh công lập theo ba cấp ban đầu, cơ bản và chuyên sâu. Đây là cách để người dân được khám đúng nơi, chữa đúng chỗ, mà không phải tất tả tìm kiếm, mỏi mòn chờ đợi.
0