Sự thất bại của niềm tin vào con người
Trong cuộc sống, không tránh được những lúc phải đối diện với sự ngờ vực. Sự nghi ngờ thường trực nhất có lẽ luôn trong suy nghĩ của những người đi mua thực phẩm. Bởi có bao nhiêu người hoàn toàn tin lời người bán khẳng định về thực phẩm của họ là sạch, nhà tự trồng hay của nhà làm.
Hay trường hợp khi xảy ra tai nạn trên đường, trong lúc nạn nhân đang choáng váng nằm trên đường, nhiều người chạy đến giúp đỡ, trong số đó lại có kẻ lợi dụng hoàn cảnh, tự nhận là người quen nạn nhân để lấy cắp túi xách, xe cộ của người bị nạn. Trong khi có người tốt giúp đưa người bị tai nạn đi cấp cứu, nhưng người nhà họ nhầm tưởng là người gây tai nạn và gây khó dễ cho họ thì liệu rằng sau này ai còn dám giúp đỡ người hoạn nạn.
Có người bạn nói với tôi, nếu gặp người bị nạn trên đường, anh ấy sẽ gọi cấp cứu 115 hoặc gọi cảnh sát thay vì tự mình giúp họ. Đó là sự an toàn cần thiết để vẫn có thể giúp người mà không mang vạ vào thân.
Tôi nhận thấy làm người tốt thời nay không hề dễ dàng. Bởi con người đã mất niềm tin vào nhau đến độ số đông không còn tin vào sự tử tế một cách vô vụ lợi. Nguy hiểm hơn, người ta coi việc nghi ngờ người khác không trung thực với mình là đương nhiên.
Khi con người chấp nhận sự giả dối trong cuộc sống hàng ngày, đó là một sự suy thoái đạo đức. Xã hội sẽ đi về đâu khi con người cạn kiệt niềm tin vào nhau? Sự tiến bộ, văn minh chỉ có được khi xã hội hướng tới coi trọng sự trung thực và liêm sỉ. Tất nhiên xã hội nào cũng tồn tại sự dối trá, nhưng nó phải thuộc về thiểu số, phải bị lên án thay vì chấp nhận hay coi là mặc nhiên.
Sự thất bại của niềm tin vào con người quả là đáng sợ. Có lẽ trong sâu thẳm, ai cũng muốn được tin nhau, muốn tin vào những người xung quanh, muốn tin sự trung thực là giá trị nên được nuôi dưỡng và trân trọng./.



Có bao giờ bạn cảm thấy lòng mình như một chiếc vali cũ kỹ, chất đầy những mảnh vỡ cảm xúc không sao sắp xếp nổi? Mỗi lần cố gắng mở ra để tìm kiếm một câu trả lời, thứ bạn nhận được chỉ là một mớ hỗn độn, không biết bắt đầu từ đâu. Có người từng như thế – bế tắc và lạc lõng trong chính tâm trí mình, cho đến khi tìm thấy một người bạn đặc biệt: trang nhật ký.
Hẻm nhỏ ngõ sâu từ lâu vẫn luôn cho người ta một ấn tượng gần như cố hữu về sự thanh vắng và tĩnh lặng. Vậy nhưng, có một con ngõ nơi có mấy thế hệ gia đình sinh sống bao năm lại khác - rộn ràng, náo nhiệt, thấm đượm hơi thở cuộc sống với đủ loại âm thanh sinh động từ sáng tới tối.
Nhiều lần vì nhớ thương mà có người thả trôi ký ức, lạc về chốn quê xưa ăm ắp kỷ niệm. Nhắm mắt lại, đắm chìm trong hương lúa, hương ngô, hương xôi nếp mới cuộn cùng khói chiều bảng lảng bay. Cô thả trôi về những ngày thơ ấu, ngồi trong đôi quang gánh của mẹ chang chang nắng đồng. Thả trôi về những ngày theo lũ bạn chăn trâu, cắt cỏ, mò cua, bắt cá; cả những khi trốn mẹ, trốn cha dãi nắng trưa hè.
Những chuyến đi ngắn ngày, rời bỏ Sài Gòn náo nhiệt, tìm kiếm những vùng đất đẹp đẽ và quyến rũ lạ kỳ, luôn khiến một người hào hứng hơn bất cứ khi nào dù đã đi rất nhiều lần, đến mức gần như thuộc lòng các cung đường, nhưng cao nguyên này với cô vẫn là một điểm đến tuyệt vời.
Qua lễ chung thất, di ảnh của ông được rước lên ban thờ trên tầng thượng để nhận hương hỏa cùng các cụ. Tính ông ham vui, thích náo nhiệt. Bà sợ ông trên ấy buồn chán nên ngày nào cũng gắng lết đôi chân nhức mỏi lên bầu bạn chốc lát, đôi khi vừa dọn dẹp linh tinh vừa lầm bầm như độc thoại, lắm lúc lại chỉ thẫn thờ ngồi dõi mắt nhìn xa xăm.
Có người ngồi bên hiên nhà, tay cầm ly cà phê đen sóng sánh, nhìn mưa rơi lách tách ngoài sân. Hương cà phê thoảng lên, đắng mà thơm nồng nàn, như chính những ngày cô đã đi qua trong đời.
0