Sự kiện ông Trump nhậm chức qua góc nhìn của chuyên gia

Ngày 20/1, ông Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ lần thứ hai, đánh dấu sự trở lại ngoạn mục sau thất bại trong cuộc tái tranh cử năm 2020. Vậy sự kiện này sẽ thay đổi nước Mỹ và thế giới ra sao? Cùng lắng nghe cuộc trao đổi của BTV Thanh Hải và ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Phóng viên: Xin được cảm ơn ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ông đã từng là Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, chắc chắn ông sẽ rất quan tâm đến sự kiện ông Trump sắp nhậm chức tới đây. Vậy ông nhìn nhận về sự kiện này như thế nào?

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Ngày 20/1 tới, ông Trump sẽ có lễ tuyên thệ chính thức nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ mới. Hoa Kỳ quy định rằng, vào thứ Ba ngày 21/1, Tổng thống sẽ ở Quốc hội và có lãnh đạo của hai viện Quốc hội, dân chúng, các cựu tổng thống tham dự. Đây là nghi lễ rất trang trọng và quan trọng để tuyên thệ nhậm chức một tổng thống mới. Nhiệm kỳ từ 2014 - 2018, tôi đã được dự lễ nhậm chức nhiệm kỳ một của Tổng thống Donald Trump vào tháng 1/2017. Với người dân Mỹ, đây là sự kiện chính thức đánh dấu kết thúc một nhiệm kỳ cũ và hướng sang một nhiệm kỳ mới. Và trong suốt tháng vừa qua, chúng ta thấy rất rõ rằng, có rất nhiều báo chí đánh giá về những tuyên bố, phát biểu của ông Donald Trump về các ưu tiên, chính sách đối nội và đối ngoại. Những điều đó sẽ vừa tác động đến nội tình chính trị, kinh tế, xã hội của Hoa Kỳ, nhưng cũng sẽ tác động rất mạnh đến quan hệ của Hoa Kỳ với các nước.

Hoa Kỳ là một quốc gia hàng đầu trên thế giới, do đó, rất nhiều người trông đợi cả cơ hội lẫn thách thức từ những chính sách mới của ông Donald Trump. Đây là những điều không chỉ người dân Mỹ, cử tri Mỹ mà các quốc gia ở trên thế giới đều trông đợi, đặc biệt là phát biểu nhậm chức của ông Trump sẽ như thế nào. Thông thường, phát biểu nhậm chức của một tổng thống mới của Hoa Kỳ sẽ tập trung hơn vào những vấn đề đối nội và nội tình của nước Mỹ, thông qua đó sẽ biết được, Hoa Kỳ quan hệ với thế giới sẽ như thế nào. Cá nhân tôi thấy, chắc chắn sẽ có những ưu tiên mới, nhưng lợi ích của của nước Mỹ là cần quan hệ với bên ngoài, quan hệ với đồng minh, quan hệ với các đối tác và quan hệ với thế giới bên ngoài. Có thể có những cách tiếp cận mới, có những ưu tiên mới và chúng ta cùng chờ màn phát biểu sắp tới của ông Donald Trump một cách chính thức.

Phóng viên: Ở góc nhìn của Đại sứ, theo ông, ông Donald Trump sẽ quan tâm đến vấn đề nào?

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Trước hết, ông Trump phải đối nội để đáp ứng những yêu cầu ông đã hứa với cử tri, những người đã bầu lên Tổng thống Donald Trump. Ông ấy nói rằng, phải phát triển kinh tế, kiểm soát được lạm phát. Cách của ông ấy là sẽ giảm bớt thuế để giảm gánh nặng đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ và thông qua đó tạo ra động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Vậy, không chỉ giảm thuế mà giảm những điều kiện, những quy định ràng buộc đối với doanh nghiệp, trong đó có một vấn đề mà ông ấy nói rằng sẽ không bắt buộc gánh nặng chuyển đổi xanh lên các doanh nghiệp, doanh nghiệp nào có điều kiện thì chuyển đổi xanh, không có điều kiện thì vẫn có thể kết hợp giữa năng lượng truyền thống và chuyển đổi xanh.

Cách tiếp cận của ông Trump dựa trên ý kiến của đảng Cộng hòa, liên quan đến phúc lợi, chi tiêu công và thuế, rất khác với cách tiếp cận của đảng Dân chủ. Đảng Dân chủ nhấn mạnh nhiều hơn vào thu thuế của những tập đoàn lớn, của người giàu, từ đó tạo ra những phúc lợi và bao cấp cho người nghèo, cho học sinh và cho phúc lợi xã hội. Trong khi đó, cách tiếp cận của đảng Cộng hòa và của ông Donald Trump là giảm thuế, giảm các ràng buộc để doanh nghiệp phát triển. Khi doanh nghiệp phát triển thì kinh tế phát triển và doanh nghiệp phát triển sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, nguồn thu nhập cao hơn cho người dân. Từ đó, họ sẽ có được tiền để chi cho các phúc lợi xã hội.

Về đối ngoại, chắc chắn có một số điểm mới. Thứ nhất là cách nhìn nhận về lợi ích của nước Mỹ với chủ thuyết là "nước Mỹ trên hết". Ông Donald Trump sẽ kết hợp sử dụng các cam kết của nước Mỹ với các đồng minh và đối tác, đồng thời sử dụng các công cụ về kinh tế, đặc biệt là công cụ về thuế quan để mặc cả giao kèo và thúc đẩy các thỏa thuận ở trong quan hệ đối ngoại với các nước. Chúng ta đã thấy rằng, ông Donald Trump từng tuyên bố có thể đánh thuế đến 60% đối với hàng hóa Trung Quốc, 10 - 20% với các quốc gia khác xuất khẩu sang nước Mỹ, từ đó có cơ hội kinh tế thương mại công bằng, bình đẳng hơn với nước Mỹ mà nước Mỹ không chịu thua thiệt. Vậy, cách thức của ông Trump là gì?

Kinh tế Hoa Kỳ và kinh tế các nước trên thế giới là mối quan hệ bổ sung và đan xen lợi ích với nhau. Do đó, vấn đề cần nhấn mạnh nhất trong quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ là: thứ nhất, chúng ta nhấn mạnh thương mại của Việt Nam là công bằng, phù hợp với tập quán quốc tế, hàm ý rằng chúng ta rất minh bạch về xuất xứ hàng hóa, làm ăn trung thực, tin cậy. Điểm thứ hai mà trong những năm vừa qua và sắp tới chúng ta càng phải làm nhiều hơn, đó là tạo thuận lợi hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam cho các doanh nghiệp, các tập đoàn nước ngoài, trong đó có các tập đoàn của Hoa Kỳ. Thứ ba, ông Trump rất muốn các nước mua nhiều hơn hàng hóa của nước Mỹ, dịch vụ của nước Mỹ, bởi vậy chúng ta cũng nên sẵn sàng xem xét mua thêm những sản phẩm của nước Mỹ phù hợp với ngân sách cũng như nhu cầu của Việt Nam, chẳng hạn như: máy bay dân dụng hay là khí hóa lỏng, hay là một số những sản phẩm về nông sản. Điều quan trọng nhất, khi chính quyền mới ở Mỹ có cách tiếp cận mới và những ưu tiên mới, Việt Nam trong kỷ nguyên mới phát triển của mình cũng có những yêu cầu và quan tâm mới, bởi vậy, chúng ta cần thúc đẩy các cơ chế đối thoại giữa hai bên, chia sẻ những quan tâm mới, những cách tiếp cận mới để thông qua đối thoại tìm ra những giải pháp cả hai bên cùng có lợi.

Phóng viên: Nói về ông Donald Trump, dư luận quốc tế thường nói rằng là ông Donald Trump thường có diễn biến tâm lý khó lường, khó dự đoán trước được. Ông có đồng tình với quan điểm này không?

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Khó dự đoán là một yếu tố, nhưng một vấn đề chúng ta cần quan tâm, đó là ông Trump rất muốn trong quan hệ với các quốc gia, tạo được những thỏa thuận lợi cho nước Mỹ. Ví dụ như về thuế, ông luôn có những cách đánh giá rất bất ngờ và không ai lường trước được, nhưng ông sẽ bắt đầu bằng cảnh báo và từ cảnh báo đó, hai bên có thể đối thoại. Do đó, khi chúng ta có lợi ích, chúng ta chia sẻ và cần chú ý đến những quan tâm mới của Hoa Kỳ thì sẽ có thể tạo ra những thỏa thuận hay thương lượng mà hai bên cùng có lợi.

Xin được cảm ơn ông!

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các tàu của hải quân Nga và Ấn Độ đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong cuộc tập trận chung mang tên Indra Navy 2025 tại Vịnh Bengal, miền Nam Ấn Độ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đang nỗ lực để tìm kiếm ba nạn nhân cuối cùng tại khách sạn Jade City ở thủ đô Naypyidaw, Myanmar.

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un vừa có chuyến thăm căn cứ huấn luyện quân sự của các đơn vị tác chiến đặc biệt thuộc Quân đội Nhân dân Triều Tiên.

Tờ The Hill ngày 4/4 dẫn nguồn thạo tin cho biết, Trung Quốc đã dừng việc hoàn tất thỏa thuận bán TikTok cho tới khi Washington và Bắc Kinh đàm phán lại về thuế quan.

Quân đội Israel ngày 4/4 tiếp tục đẩy mạnh các cuộc tấn công kết hợp vào Dải Gaza, khiến hàng chục người thiệt mạng và bị thương.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 đã ký sắc lệnh áp dụng mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, khiến các hãng sản xuất ô tô “đứng ngồi không yên”.