Sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024

Nhìn lại năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một năm đầy thách thức, nhưng trong đó cũng có nhiều tín hiệu tích cực, mở ra cơ hội cho năm mới 2025.

Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là những tháo gỡ về pháp lý. Ngày 18/9/2024, Thông tư 68 chính thức ban hành, gỡ nút thắt quan trọng, giúp thị trường tiến gần hơn với nâng hạng. Ngày 29/11/2024, Quốc hội thông qua Luật chứng khoán sửa đổi, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán.

Nhờ đó, Thống kê trong năm 2024 đã có khoảng 22 công ty chứng khoán phát hành tăng vốn. Với gần 2,5 tỷ chứng khoán được chào bán, phát hành, các công ty chứng khoán đã huy động thêm gần 25.000 tỷ đồng để củng cố tiềm lực vốn cho kinh doanh. Thị trường trái phiếu cũng hồi phục, Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt hơn 455.000 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2023. Thị trường trái phiếu chính phủ chứng minh sự hiệu quả sau 15 năm vận hành.

Tuy nhiên, năm 2024 cũng chứng kiến 3 đại án lớn liên quan đến lĩnh vực chứng khoán được đưa ra xét xử: vụ án Tân Hoàng Minh, vụ án Vạn Thịnh Phát và Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Tập đoàn FLC. Tổng số tiền thiệt hại của 3 vụ án kể trên lên tới gần 690.000 tỷ đồng.

Nghiêm trọng ngay sau 3 đại án kể trên là nạn tin tặc tấn công. Ngày 24/3/2024 hệ thống của Công ty chứng khoán VNDirect bị tin tặc tấn công và mã hóa dữ liệu. Ngay sau đó, ngày 2/4/2024 đến lượt hệ thống của Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) cũng bị tấn công mã hóa dữ liệu ảnh.

Những điều này gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý các nhà đầu tư và bản thân doanh nghiệp. Cả năm chỉ có duy nhất 10 doanh nghiệp niêm yết mới trên sàn chứng khoán trên tổng số hơn 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Năm vừa qua cũng là năm khối ngoại bán ròng kỷ lục, gần 90.000 tỷ đồng, gấp gần 4 lần năm 2023.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...

MWG vừa chính thức bổ nhiệm ông Vũ Đăng Linh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, đánh dấu bước chuyển giao quan trọng sau khi ông Trần Huy Thanh Tùng - một trong những nhà sáng lập rút lui khỏi vị trí điều hành.