Su hào - 'thần dược' mùa đông
Giá trị dinh dưỡng và các tác dụng của su hào
Su hào là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do và đóng vai trò chữa lành vết thương, tổng hợp collagen, hấp thu sắt và sức khỏe miễn dịch. Hơn nữa, loại rau này là một nguồn vitamin B6 tốt, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch, chuyển hóa protein và sản xuất hồng cầu. Nó cũng là một nguồn cung cấp kali, khoáng chất và chất điện giải quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và cân bằng chất lỏng. Trong 135 gram su hào cung cấp khoảng 17% nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn. Chất xơ giúp hỗ trợ sức khỏe đường ruột và quản lý lượng đường trong máu.
Cải thiện huyết áp, tim mạch: Một bát su hào cung cấp nhiều kali hơn một quả chuối cỡ vừa, có lợi cho việc kiểm soát huyết áp. Kali có chức năng như một chất làm giãn mạch, giảm sức căng của mạch máu và động mạch. Một nghiên cứu khác cho thấy su hào có hàm lượng anthocyanin (một chất chống oxy hóa) cao hơn, đặc biệt là ở giống su hào tím. Một chế độ ăn uống bổ sung anthocyanin có thể làm giảm nguy cơ đau tim và xơ cứng động mạch.
Cải thiện tiêu hóa: Giống như các loại rau họ cải khác, chất xơ dồi dào trong su hào cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và nhu động ruột, nhờ đó, làm giảm tình trạng táo bón, chuột rút và đầy hơi. Với gần 5 gam chất xơ trong mỗi cốc, su hào hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Cải thiện thị lực: Khô mắt là một vấn đề đáng kể trong thời đại công nghệ hiện nay. Vitamin A hoặc beta carotene giúp giữ ẩm cho giác mạc và bảo vệ mắt khỏi bị loét, mờ hoặc mất thị lực. Beta carotene cũng giúp tăng cường thị lực vào ban đêm. Trong khi đó, su hào có 22µg beta carotene trên 100 gram (beta carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A) có tác dụng như một hợp chất chống oxy hóa ở vùng mắt.
Tăng cường miễn dịch: Su hào rất giàu vitamin C, giúp thúc đẩy khả năng miễn dịch. Thời tiết giao mùa dễ khiến cơ thể mắc một số bệnh như viêm đường hô hấp, dị ứng, cảm cúm, sốt... Do đó, bổ sung su hào trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ làm tăng khả năng miễn dịch, phòng tránh bệnh tật.
Làm đẹp da: Việc hấp thụ đủ lượng vitamin C sẽ đảm bảo cơ thể sản xuất đủ các cytokine và tế bào lympho để chống lại nhiễm trùng. Hơn nữa, vitamin C có nhiều tác dụng hữu ích đối với làn da như tăng cường sinh tổng hợp collagen, thúc đẩy quá trình hydrat hóa da và bảo vệ da chống lại bức xạ tia cực tím.
Giúp xương chắc khỏe: Canxi là khoáng chất tạo nên sự cứng cáp và mạnh mẽ cho xương. Magiê làm tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ gãy xương hoặc loãng xương. Hàm lượng canxi và magie cao trong su hào có tác dụng giúp xương chắc khỏe hơn.
Phòng chống ung thư: Su hào là một trong những loại rau có nồng độ phytochemical cao. Đặc biệt glucosinolates, được coi là một trong những hợp chất chống oxy hóa quan trọng nhất để ngăn chặn bệnh ung thư , bao gồm ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Giúp giảm cân hiệu quả: Su hào có tới 91% là nước và chứa nhiều chất xơ, ít chất béo. Đây là thực phẩm lý tưởng của người bị béo phì hoặc người muốn giảm cân. Vì hàm lượng chất béo hòa tan ít, không có cholesterol nên tốt cho phòng chống bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, đối với những người này nên ăn su hào luộc, nộm, hạn chế ăn su hào xào.
Những lưu ý khi sử dụng su hào
- Su hào không gây dị ứng. Tuy nhiên, đây là một loại rau họ cải có chứa thiocyanat có thể ngăn chặn sự hấp thụ i-ốt. Vì vậy, những người bị các vấn đề về tuyến giáp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Các loại rau họ cải, trong đó có su hào đôi khi có thể tương tác với các loại thuốc như thuốc làm loãng máu và trở nên có hại.
- Su hào nếu ăn sống hàm lượng các chất sẽ cao hơn, nhưng có thể gây đau bụng cho một số người khó tiêu hóa. Kể cả những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên ăn món nộm su hào hoặc ăn sống trực tiếp.
- Khi mua su hào, không nên chọn những củ quá to. Nên chọn những củ có kích thước từ trung bình đến nhỏ, có nhiều lá non vì su hào non thường ngọt và mềm hơn.
- Su hào đại kỵ với cá, vì trong su hào và cá đều chứa lượng Nitrat nhất định. Khi hai thực phẩm này kết hợp lại cùng nhau, Nitrat sẽ bị phân hủy thành Nitrit, một chất có thể gây hại tới sức khỏe. Nitrit có thể làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, dẫn tới các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, khó thở.
- Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Song bạn không nên ăn quá nhiều bởi su hào có thể giải độc, lợi tiểu, nên khi ăn nhiều quá trình thanh lọc diễn ra quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết./.
(Tổng hợp)
Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, thời gian qua, các cơ sở giáo dục, nhất là cấp tiểu học và mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm các bữa ăn bán trú cho học sinh.
Workshop dành riêng cho các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi phát triển chiều cao, cân nặng để giải đáp về "giảm nguy cơ béo phì và thấp còi cho trẻ" đã diễn ra tại Triển lãm giáo dục quốc tế Vietedu fair 2024.
Để học sinh được thụ hưởng bữa ăn đảm bảo chất lượng, tạo sự yên tâm cho phụ huynh, việc cung cấp bữa ăn hợp lý với đầy đủ dinh dưỡng là vấn đề cần thiết của các bếp ăn ở trường học.
Sáng nay (18/9), Hội thảo "Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường" đã được tổ chức nhằm đưa ra vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ.
Theo ước tính, lượng sữa mẹ tổn thất mỗi năm ở Việt Nam lên tới 249,3 triệu lít do thiếu những hỗ trợ thích đáng để mọi người mẹ có thể nuôi con bằng sữa mẹ.
Trong mỗi sản phẩm TH true Yogurt Probiotics 85ml có chứa tới 18 tỉ lợi khuẩn, nên đây là một thức uống bổ sung, củng cố hệ vi sinh vật đường ruột.
0