Sự biến đổi mặt tiền phố cổ
Nhu cầu kinh doanh đã làm mất đi nét kiến trúc cổ kính của các căn nhà mặt tiền ở khu phố cổ Hà Nội. Tầng một phố cổ Hà Nội đã trở thành một không gian hàng quán khổng lồ.


Phố cổ Hà Nội có lẽ chỉ còn lại những không gian lưng chừng phố mang đậm nét cổ kính. Phía lưng chừng ấy không chỉ mang giá trị văn hóa lịch sử mà mang dấu tích của một thời kỳ phát triển đô thị.


Thế nhưng, tầng 2, tầng 3, những không gian lưng chừng còn sót lại ấy cũng đang dần biến mất bởi sự xâm chiếm, cơi nới của người dân. Công năng của những căn hộ, ban công hay không gian lưng chừng phố cũng biến đổi theo. Trong khoảng không gian đó, có những nơi trở thành bếp, nhà kho, treo đủ thứ đồ, thò ra thụt vào...

Phố cổ Hà Nội có giá trị cao về kiến trúc vật thể và phi vật thể, là sản phẩm du lịch văn hóa có sức hút đối với du khách trong nước và thế giới. Tuy nhiên những giá trị ấy đang có nguy cơ mất đi do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động.
Đô thị hoá, cùng với nhu cầu xã hội thay đổi khiến kiến trúc và công năng của những căn hộ, ban công đã bị đổi thay và biến dạng. Điều này xuất hiện ở cả những ngôi nhà mới được xây dựng, ở cả những con phố mới. Mặt tiền và mặt tiện của những ngôi nhà mặt phố trong phố cổ hoặc những phố mới có lẽ cần có những điều chỉnh kiến trúc và thẩm mỹ đô thị, yêu cầu về sự an toàn.

Những không gian lưng chừng có giá trị kiến trúc độc đáo và quý giá của phố cổ Hà Nội, cùng với các khu phố mới, cần phải được nghiên cứu xây dựng, khôi phục, bảo tồn và phát huy được hết những giá trị quy hoạch kiến trúc của nó, đảm bảo sự hài hoà giữa bảo tồn và phát triển.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0