Su-35S của Nga thay A-50U trinh sát radar trên không tại Ukraine
Thông tin này được tiết lộ bởi kênh Telegram Fighterbomber - một kênh chuyên về hàng không quân sự của Nga, dẫn nguồn từ các nhân vật trong giới quân sự cho thấy sự thay đổi chiến thuật của Nga trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine tiếp diễn vào tháng 4/2025.
Việc Su-35S được triển khai trong vai trò mới diễn ra trong bối cảnh Nga buộc phải thu hẹp hoạt động của phi đội A-50U, chủ yếu là do sự cần thiết bảo vệ các khí tài chiến lược khỏi các mối đe dọa từ phía Ukraine. Sự thay thế này đặt ra nhiều câu hỏi về tác động chiến lược và vận hành đối với chiến dịch không quân của Nga cũng như cục diện tổng thể của cuộc chiến.
Fighterbomber cho biết: “Su-35S đã thay thế A-50 một cách tự tin và hiệu quả”. Mặc dù chưa có xác nhận chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga, tuyên bố này cho thấy một sự điều chỉnh mang tính chiến thuật, phản ánh yêu cầu thích nghi với điều kiện chiến tranh.
Trước xung đột, Nga được cho là sở hữu khoảng 8 chiếc A-50U. Tuy nhiên, một số đã bị phá hủy, bao gồm việc một chiếc bị tên lửa hành trình SCALP do Ukraine bắn trúng vào tháng 1/2024, trong khi các máy bay khác thường xuyên bị đe dọa tại các sân bay, buộc Nga phải điều chuyển chúng đến các vị trí an toàn hơn.

Trong bối cảnh đó, Su-35S - một máy bay chiến đấu đa năng nổi tiếng với hệ thống radar hiện đại, được xem như một giải pháp tạm thời nhằm lấp đầy khoảng trống trong năng lực trinh sát. Quyết định này cho thấy khả năng linh hoạt và khai thác hiệu quả các nền tảng hiện có của quân đội Nga trong tình huống cấp bách.
Để hiểu rõ hơn về vai trò mới của Su-35S, cần điểm qua các đặc điểm kỹ thuật của dòng chiến đấu cơ này. Su-35S - tên định danh NATO là “Flanker-E” - là máy bay chiến đấu siêu cơ động, một chỗ ngồi, hai động cơ, được thiết kế bởi Cục thiết kế Sukhoi và chế tạo bởi Tập đoàn Hàng không Thống nhất (UAC).
Là phiên bản nâng cấp từ Su-27 thời Liên Xô, Su-35S thuộc thế hệ chiến đấu cơ 4++, được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, khả năng cơ động cao và vũ khí mạnh mẽ. Với chiều dài 21 mét và sải cánh 15 mét, nó sử dụng hai động cơ phản lực Saturn AL-41F1S, mỗi chiếc có lực đẩy lên đến 14.000 kg với buồng đốt phụ.

Nhờ đó, Su-35S có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,25 (tương đương khoảng 1.500 dặm/giờ) và bán kính chiến đấu vượt quá 1.500 km. Khả năng siêu cơ động của nó, được hỗ trợ bởi hệ thống điều hướng đẩy vectơ và điều khiển bay điện tử tinh vi, cho phép thực hiện các pha cơ động với lực gia tốc lên đến 10G - biến nó thành một trong những chiến đấu cơ linh hoạt nhất trong kho vũ khí của Nga.
Trọng tâm của nhiệm vụ trinh sát mới chính là radar Irbis-E - một hệ thống quét mảng điện tử thụ động (PESA), đóng vai trò trung tâm trong hệ thống điện tử hàng không N035. Irbis-E có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 400 km và theo dõi cùng lúc tới 30 mục tiêu, trong khi vẫn có thể tấn công 8 mục tiêu đồng thời.
Suốt hơn một thập kỷ qua, Su-35S đã giữ vai trò then chốt trong các chiến dịch không quân của Nga. Kể từ khi được đưa vào biên chế năm 2014, dòng máy bay chiến đấu siêu cơ động này đã được triển khai tại Syria để thực hiện các cuộc không kích chính xác và hộ tống oanh tạc cơ, cũng như trong cuộc xung đột tại Ukraine với nhiệm vụ tuần tra và tấn công tầm xa.
Với khả năng tác chiến đa năng, Su-35S nhanh chóng trở thành “ngựa thồ” của lực lượng hàng không vũ trụ Nga. Tính đến đầu năm 2025, theo dữ liệu tình báo nguồn mở từ Oryx, khoảng 100 chiếc Su-35S vẫn đang hoạt động. Tuy nhiên, việc loại máy bay này được điều động để thực hiện nhiệm vụ trinh sát radar trên không là điều chưa từng có tiền lệ.


Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
0