Su-27 của Ukraine bị rơi do chính 'quân nhà' bắn hạ?

Theo kênh telegram “Voevoda Broadcasts”, chiếc tiêm kích Su-27 của Ukraine bị rơi khi đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ngày 28/4 là nạn nhân của một chiếc F-16 cũng của Ukraine hoạt động gần đó.

Trước đó, không quân Ukraine xác nhận nước này đã mất một máy bay chiến đấu Su-27 khi đang đẩy lùi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga và hỗ trợ trên không cho lực lượng mặt đất vào sáng ngày 28/4.

Cũng theo tuyên bố, viên phi công đã kịp thời nhảy dù và sau đó được chăm sóc y tế. Nguyên nhân của sự cố đang được điều tra.

Máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 của Ukraine tham gia cuộc tập trận quân sự quốc tế “Rapid Trident - 2021” tại tỉnh Lviv, Ukraine, vào ngày 28/9/2021.

Trong khi đó, kênh telegram “Voevoda Broadcasts” cho biết, máy bay chiến đấu Su-27 của lực lượng Không quân Ukraine đã rơi khi cố gắng đánh chặn máy bay không người lái cảm tử Geran-2 của Nga.

Có những ý kiến ​​cho rằng, tiêm kích Su-27 đã va chạm với chiếc UAV, bị trúng mảnh vỡ sau khi chiếc máy bay không người lái phát nổ, hoặc lực lượng phòng không Ukraine đã một lần nữa chứng tỏ “hiệu quả chiến đấu” của mình bằng cách bắn một tên lửa và hạ gục chiến đấu cơ.

Hiện chưa có phản hồi chính thức từ cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Ukraine, nên những thông tin bên lề chỉ mang tính chất phỏng đoán. Tuy nhiên, vào năm 2022, UAV cảm tử Geran-2 của Nga đã từng phá hủy một chiếc MiG-29 của Ukraine sau khi phát nổ.

Trong suốt thời gian diễn ra xung đột Nga - Ukraine, Kiev hiếm khi báo cáo về việc mất máy bay chiến đấu và các thiết bị quân sự khác. Trong khi đó, Moscow thỉnh thoảng tuyên bố đã thực hiện các cuộc không kích vào các sân bay của Ukraine.

Vào giữa tháng 4, Pavlo Ivanov, một phi công 26 tuổi người Ukraine đã thiệt mạng trong một nhiệm vụ chiến đấu khi đang điều khiển tiêm kích F-16. Cái chết của Ivanov đánh dấu lần thứ hai Ukraine mất phi công điều khiển F-16 kể từ khi nhận được những chiếc máy bay phản lực này. Tháng 8 năm ngoái, Oleksii Mes là phi công điều khiển F-16 đầu tiên của Ukraine tử trận. Một trong những giả thiết được đưa ra sau vụ việc này là máy bay đã bị “hoả lực thân thiện” từ hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Ukraine bắn trúng.

Su-27, còn được gọi theo tên mã NATO là "Flanker", là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thời Liên Xô có khả năng cơ động cao được cả Ukraine và Nga sử dụng.

Ban đầu được thiết kế để đối phó với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của Mỹ như F-14 Tomcat và F-15 Eagle, Su-27 có tầm bay lên tới 3.530 km, được trang bị vũ khí mạnh mẽ, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến cùng khả năng cơ động xuất sắc.

Được chế tạo chủ yếu cho nhiệm vụ ưu thế trên không, Su-27 và các biến thể sau này có khả năng thực hiện hầu hết các nhiệm vụ không chiến. Dòng máy bay này chính thức được đưa vào biên chế trong Lực lượng Không quân Liên Xô vào năm 1985. Sau khi Liên Xô tan rã, Su-27 vẫn tiếp tục được sản xuất tại Nga.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo kênh telegram “Voevoda Broadcasts”, chiếc tiêm kích Su-27 của Ukraine bị rơi khi đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ngày 28/4 là nạn nhân của một chiếc F-16 cũng của Ukraine hoạt động gần đó.

Một cuộc điều tra đang được tiến hành khẩn trương để tìm nguyên nhân chính xác dẫn tới sự cố mất điện quy mô lớn chưa từng có tại châu Âu vào ngày 28/4.

Các hãng truyền thông lớn của Canada đồng loạt dự đoán đảng Tự do sẽ tiếp tục nắm quyền điều hành đất nước.

Dù quy mô sự cố mất điện rất lớn, lãnh đạo các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khẳng định hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy đây là một vụ tấn công mạng hay phá hoại có chủ đích.

Pakistan vừa lên tiếng cảnh báo về nguy cơ một cuộc tấn công quân sự từ phía Ấn Độ trong bối cảnh hai nước tiếp tục đổ lỗi lẫn nhau.

Một trăm ngày cầm quyền đầu tiên ở nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ thứ hai được ông Donald Trump dự định kỷ niệm và tung hô bằng một cuộc mít tinh lớn ở bang Michigan, một trong những bang chiến trường mà ông Trump giành về được sau khi từng thua ông Joe Biden trước đó.