Sri Lanka bầu cử Tổng thống

Hôm nay (21/9), Sri Lanka tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống với hơn 17 triệu cử tri trên cả nước đủ điều kiện đi bỏ phiếu. Dự kiến kết quả bầu cử sẽ được công bố vào ngày mai (22/9).

Giới quan sát nhận định, cuộc bầu cử lần này tại Sri Lanka giống như là một đợt trưng cầu dân ý đối với kế hoạch thắt lưng buộc bụng mà chính phủ đương nhiệm áp dụng để nhận được gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tài chính trầm trọng.

Tổng thống Ranil Wickremesinghe, 75 tuổi, người trực tiếp chỉ đạo thực hiện các biện pháp kể trên, cũng ra tranh cử nhiệm kỳ mới sau hai năm lãnh đạo đất nước. Ông được tín nhiệm vì đã ổn định nền kinh tế, chấm dứt tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men nhiều tháng qua, xoa dịu tình trạng bất ổn do tác động của suy thoái kinh tế năm 2022.

Tuy nhiên, các biện pháp tăng thuế, thắt lưng buộc bụng được áp dụng trong thời gian qua để đáp ứng các điều kiện hưởng gói cứu trợ trị giá 2,9 tỷ USD của IMF, đã khiến hàng triệu người phải vật lộn để kiếm sống. Các chuyên gia cảnh báo rằng nền kinh tế Sri Lanka vẫn còn "mong manh" khi hoạt động thanh toán khoản nợ nước ngoài trị giá 46 tỷ USD của hòn đảo này vẫn chưa được nối lại kể từ vụ vỡ nợ của chính phủ vào năm 2022.

Ông Wickremesinghe khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện chương trình thắt lưng buộc bụng nếu đắc cử và cảnh báo rằng mọi chính sách chệch hướng so với yêu cầu của IMF sẽ dẫn đến nhiều rắc rối hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quân đội Israel ngày 13/5 đã tiến hành không kích hai bệnh viện tại thành phố Khan Younis, miền Nam Dải Gaza, khiến ít nhất 18 người Palestine thiệt mạng và hàng chục người bị thương.

Mỹ sẽ giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị dưới 800 USD từ mức 120% xuống còn 54%, từ 14/5. Quyết định này được đề cập trong sắc lệnh hành pháp do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành hôm 12/5.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 tuyên bố sẽ dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt đối với Syria, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách kéo dài nhiều năm của Washington đối với quốc gia Trung Đông này.

Tờ Bưu điện Washington đưa tin, Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với sự hiện diện của Mỹ.

Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch từ các loại chất thải nông nghiệp đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia. Điều này không chỉ giải quyết các thách thức về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu tạo ra các nguồn năng lượng mới an toàn và bền vững.