Sông Tô Lịch đang được hồi sinh
Hệ thống cống gom nước thải sông Tô Lịch có chiều dài 21 km, là gói thầu số 2 trong tổng số bốn gói thầu thuộc dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá có tổng mức đầu tư 800 triệu USD. Công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường thành phố làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là nhà thầu TEKKEN (Nhật Bản).
Những công đoạn cuối cùng đang chuẩn bị được hoàn tất. Khi đi vào vận hành, toàn bộ nước thải sinh hoạt sẽ xả về ống cống, thay vì xả thải trực tiếp ra sông như trước đây.

Nước thải này sẽ được đẩy về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Sau khi được xử lý bằng công nghệ hiện đại, nước sau xử lý sẽ được đẩy trở lại sông Tô Lịch.

Hơn 7 năm gắn bó với dự án, các nhà thầu, kỹ sư đang rất tin tưởng các dòng sông sẽ thay đổi đáng kể về diện mạo. Ông Chong Jiun Yiat, Giám đốc dự án Xây dựng cống bao sông Tô Lịch, cho biết: "giờ chuẩn bị hoàn thành, tôi rất hạnh phúc. Đồng hành cùng dự án suốt 5 năm qua, tôi hoàn toàn tin tưởng thời gian ngắn nữa thôi sông Tô Lịch sẽ trong xanh trở lại, chúng tôi tin tưởng và thường ví von với nhau, cá cũng có thể tung tăng bơi được ở đây”.
Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá không chỉ giúp thành phố đạt chỉ tiêu xử lý nước thải mà còn góp phần làm sạch các con sông quan trọng của Thủ đô như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét.


Hơn 10 nghìn đồng có thể mua được một bao thuốc lá là một mức giá quá rẻ, khiến tỷ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam thuộc top cao trên thế giới. Vậy, liệu tăng giá thuốc lá có thực sự giảm được số lượng người hút?
Thủ tướng Chính phủ đề nghị rút ngắn thời gian, phấn đấu vượt tiến độ dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình ít nhất 6 tháng, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026.
Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.
Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.
Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.
Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.
0