Sông Hồng cuộn chảy giữa lòng Thủ đô
Cả nghìn năm, cả triệu năm và cho đến bây giờ, sông Hồng vẫn đang cuộn chảy. Cũng bấy nhiêu thời gian, con người nương nhờ dòng sông, gửi vào đó những nhớ thương, khát vọng và những nguyện cầu. Cầu cho hòa bình bền lâu. Cầu cho sông Mẹ thênh thang dòng chảy, không ngừng nghỉ. Và hàng năm, cứ độ tháng 10, Bản giao hưởng Hòa Bình lại vang lên “Sông Hồng cuộn chảy nhớ thương”.
Gắn bó với Thủ đô hơn 20 năm, chưa từng có giây phút nào Hường được đứng trước mênh mông sóng nước của Sông Hồng. Nhưng chỉ cần lướt qua những cây cầu bắc ngang sông trong những phút giây ngắn ngủi mỗi lần rời Hà Nội, cảm xúc mênh mang trong Hường về một dòng sông Mẹ vẫn nguyên vẹn như lần đầu. Lúc đó, những dòng suy tưởng miên man luôn gợi cho Hường suy nghĩ về một dòng sông chảy giữa lòng thành phố.
Sông Hồng - một con sông chảy qua thời gian, chảy qua lịch sử, chảy qua ký ức triệu triệu cuộc đời, qua trái tim mỗi người, hòa vào thơ ca, âm nhạc. Có lẽ chính vì thế mà nhà thơ tài danh sinh ra bên bờ sông Mẹ, nhà thơ Lưu Quang Vũ phải thốt lên: “Ôi! Sông Hồng, mẹ của ta ơi. Người chứa chất trong lòng bao điều bí mật”.
Những ngày tháng 10 này, người dân Thủ đô và cả nước đón nhận tin mừng khi Hà Nội sẽ phát triển đô thị hai bên bờ sông Hồng. Thêm nhiều cây cầu vóc dáng hiện đại nối đôi bờ, đẹp và bề thế hơn nhiều những cây cầu hiện có. Những công viên, quảng trường, đại lộ, bến tàu hiện lên. Đô thị hai bên bờ sông Hồng xóa đi sự bức bối, chật hẹp của hiện thời, hướng đến sinh thái xanh. Và sông Hồng chảy giữa lòng thành phố, đầy năng lượng, như lời bài hát Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi: “Hồng Hà cuốn, ngàn nguồn sóng, tràn đầy dâng…”

Một ngày mùa thu miên man cùng rất nhiều nỗi nhớ, đi cùng với nỗi nhớ sông Hồng, mời bạn lắng nghe những ca khúc về Hà Nội sẽ có trong Bản giao hưởng Hòa bình năm 2023 của Đài Hà Nội mang chủ đề “Sông Hồng cuộn chảy nỗi nhớ thương” sẽ diễn ra vào 20h tối nay 26/10, tại Nhà hát Lớn Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, H2. Ngoài ra, chương trình cũng được phát trực tuyến trên App HANOI ON, website hanoionline.vn, kênh phát thanh FM 96 và các nền tảng số của Đài Hà Nội./.


Tháng Tư, có người thường giữ thói quen đi dạo quanh những góc phố còn bảng lảng hơi sương của Thủ đô, tìm mua một bó hoa loa kèn trắng muốt. Thi thoảng, cô bán hoa có nụ cười tỏa nắng như sắc trời Hà Nội, hỏi anh: Là đàn ông mà anh yêu thích hoa loa kèn không kém gì các bà, các cô nhỉ? Anh khẽ mỉm cười, lặng lẽ ngắm nhìn mấy bông hoa trắng muốt bừng nở dưới ánh nắng óng ánh, thấy lòng mình dịu dàng trong phút chốc.
Tháng Ba khép lại bằng những ngày nồm ẩm, lạnh se sắt xen lẫn những cơn mưa phùn lê thê. Miền Bắc giao mùa như một cô gái đỏng đảnh, lúc nắng ấm dịu dàng, lúc lại trở mình hờn dỗi, để lại trong không gian hơi ẩm bức bối, khiến lòng người cũng chùng xuống theo những giọt mưa.
Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?
Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.
"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Vào những ngày giữa tháng Ba, mùa xuân ấm áp khẽ khàng làm sáng bừng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo ở ven sông. Ở một nơi xa, có một người con lại thao thức nhớ sắc hoa gạo quê nhà.
0