Sớm phê duyệt chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động về định hướng phát triển đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045. Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu năm 2025 sẽ hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và năm 2045 đưa vào khai thác toàn tuyến.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Năm 2030, Việt Nam sẽ khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, ưu tiên đoạn Hà Nội – Vinh và TP HCM – Nha Trang. Một nửa chiều dài đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM được khai thác. Một số đường sắt đô thị tại các thành phố từ một triệu dân cũng được xây dựng.

Dự kiến năm 2045, Việt Nam sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác tuyến đường sắt tốc đô cao Bắc – Nam. Các tuyến khu đầu mối và mạng lưới đường sắt đô thị tại hai đô thị lớn Hà Nội, TP HCM hoàn thành. Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ sẽ ưu tiên nguồn vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, trong đó có nguồn tăng thu, tiết kiệm chi. Các thành phố kinh tế được kêu gọi tham gia kinh doanh đường sắt và dịch vụ hỗ trợ vận tải. Hiện có hai phương án đường sắt tốc độ cao. Chính phủ yêu cầu phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc Nam phải đồng bộ, hiện đại và phù hợp xu thế của thế giới, tốc độ thiết kế 350km/h và thực sự trở thành trục xương sống./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Việc hoàn thành tuyến đường song hành vào tháng 10/2025 là không thể, bởi tiến độ bàn giao mặt bằng của các địa phương đang chậm - đại diện một số nhà thầu cho biết.

UBND quận Hà Đông đã thẩm định và phê duyệt các phương án bồi thường với kinh phí gần 860 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, xây dựng đường song hành Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án chế tạo ba cầu dàn Bailey dự phòng nhằm xử lý sự cố về cầu, tổ chức giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn.

Với mạng lưới camera giám sát giao thông ngày càng phủ rộng, hình thức phạt nguội sẽ phát huy hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm, tránh tình trạng người dân chấp hành theo kiểu đối phó.

Sở Xây dựng Hà Nội đã xử lý được hai trong tổng số 37 điểm ùn tắc giao thông trong quý I/2025, bao gồm nút giao Lĩnh Nam - Đỗ Mười; hai đầu cầu vượt Mễ Trì, đường Cương Kiên.

Sở Xây dựng Hà Nội bắt đầu thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Tố Hữu - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân) từ ngày 12/4.