Sớm đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống
Sáng 11/10, Thành uỷ Hà Nội tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trong việc triển khai thi hành Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hội nghị hôm nay còn là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và hưởng ứng Ngày pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 9/11/2024).
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Luật Thủ đô là đạo luật rất quan trọng, quy định rõ hơn về vị trí, vai trò của Thủ đô và những cơ chế, chính sách đặc thù trong việc xây dựng, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Qua đó tạo thể chế thuận lợi, mở đường, khơi thông mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến – Văn minh – Hiện đại" theo Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị.
Sau khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ, Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố đã ban hành nhiều kế hoạch, văn bản để chỉ đạo triển khai thi hành Luật Thủ đô, cụ thể là: Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô; Xây dựng các văn bản để tổ chức thi hành luật; Rà soát hệ thống văn bản của thành phố và theo dõi việc thi hành pháp luật và rất nhiều nhiệm vụ khác có liên quan.
Chủ tịch UBND thành phố cũng nêu vấn đề về khối lượng công việc cần triển khai thực hiện là rất lớn và phức tạp, do Luật Thủ đô có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, nhiều quy định mới so với hệ thống pháp luật hiện hành. Từ đó yêu cầu đặt ra là các cấp, ngành, mỗi cán bộ, công chức của thành phố phải nắm vững tư tưởng, quan điểm, tinh thần của Luật Thủ đô; hiểu rõ được các quy định cụ thể cũng như mối quan hệ giữa các quy định của Luật Thủ đô trong tổng thể chung của hệ thống pháp luật.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thuỷ, cũng là đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, người trực tiếp chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Luật Thủ đô; đã giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Thủ đô năm 2024.
Ngày 28/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, riêng các quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm; thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa; phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; thử nghiệm có kiểm soát; thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Luật gồm 7 chương và 54 điều, trong đó bà Thủy nhấn mạnh đến các điểm mới so với Luật Thủ đô năm 2012, trong đó có tổ chức chính quyền Thủ đô, các quy định về thẩm quyền đầu tư, ưu đãi, thu hút đầu tư, cơ chế đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông TOD; thử nghiệm các công nghệ mới, mô hình mới. Đối với những nội dung đã quy định trong Luật Thủ đô năm 2012, tại dự thảo luật lần này cũng được sửa đổi, bổ sung toàn diện như: Các quy định về tài chính - ngân sách; Quy hoạch, xây dựng, chỉnh trang đô thị; Khoa học công nghệ, phát triển văn hóa, giáo dục đào tạo, xử lý vi phạm hành chính; Nâng cấp một chương riêng về liên kết, phát triển vùng.
Mấu chốt nhất là việc phân quyền mạnh mẽ cho thành phố Hà Nội, giúp chính quyền thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô của cả nước. Trong đó, có quy định một số nội dung đặc thù như: HĐND thành phố được chủ động trong việc quyết định thành lập, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố, xác định số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức khi đáp ứng một số điều kiện được quy định tại luật này.
Là một đạo luật phân quyền, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thuỷ khẳng định, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã xây dựng các cơ chế đặc thù, vượt trội, đột phá, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập để xây dựng, phát triển Thủ đô xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp và an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
Đội Quản lý thị trường số 2 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa kiểm tra hộ kinh doanh tại các địa chỉ số 42 phố Phùng Hưng, số 3 phố Nguyễn Hữu Huân và số 32 phố Chân Cầm (quận Hoàn Kiếm), tạm giữ 420 sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc.
Chiều 16/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Rio de Janeiro, Brazil, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2024 tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru. Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới giữa Việt Nam - Nhật Bản.
Ngày 17/11, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội cho biết đã truy tố 3 đối tượng về tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”. Đây là vụ mua bán ma tuý với số lượng lớn, đối tượng có nhiều thủ đoạn tinh vi.
Nhằm phục hồi hoạt động du lịch, đạt mục tiêu 7,5 triệu lượt khách trong năm 2024, ngành du lịch Lào Cai đã và đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ và linh hoạt, trong đó điểm nhấn là chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây”.
Trước nguy cơ cháy nổ cao trong mùa hanh khô cuối năm, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đã chủ động công tác kiểm tra, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức phòng ngừa hỏa hoạn của người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt là với các cơ sở sản xuất có nguy cơ cháy nổ cao.
0