Sớm công bố định dạng, ma trận đề thi THPT 2024-2025
Chiều 14/8, tại Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 cấp trung học phổ thông.
Đây là năm thứ hai cấp trung học phổ thông thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để triển khai.
Tính đến hết tháng 5/2024, hơn 70% nguồn vốn dành cho mua sắm trang thiết bị dạy học đã được giải ngân.
Kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông của học sinh thành phố năm nay tiếp tục có chuyển biến mạnh với 99,81% học sinh tốt nghiệp, tăng 0,25%, lên 5 bậc so với năm 2023 (từ vị trí thứ 16 lên vị trí thứ 11 cả nước).
Điểm lại những kết quả tiêu biểu của toàn ngành, trong đó có giáo dục cấp trung học phổ thông năm học vừa qua, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương nêu những thách thức đòi hỏi ngành giáo dục Hà Nội cần có giải pháp khắc phục, đó là giảm sĩ số học sinh/lớp, nâng chất lượng đời sống giáo viên và giảm khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền.
Trong năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị các nhà trường đặc biệt quan tâm thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức dạy học, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Các nhà trường cần tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, chuẩn bị cho học sinh lớp 12 làm quen với định hướng đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng lưu ý các nhà trường quan tâm triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn trường học, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.
Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
0