Sôi động lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Festival hoa Mê Linh lần thứ hai là sự kiện văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo người dân và du khách. Không chỉ mang đến không gian ngập tràn sắc hoa, lễ hội còn là dịp để tôn vinh văn hóa và quảng bá hình ảnh vùng đất Mê Linh đầy bản sắc.

Không gian rực rỡ sắc hoa với từng tiểu cảnh được thiết kế tỉ mỉ, lấy cảm hứng từ lịch sử và văn hóa địa phương, kết hợp cùng công nghệ ánh sáng hiện đại, đêm khai mạc Festival hoa lần thứ hai ở Mê Linh trở thành một bản hòa ca đầy màu sắc, mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.

"Mình đi cùng gia đình đến đây để tham gia lễ khai mạc Festival hoa. Đây là lần đầu tiên mình thấy Mê Linh lại lung linh rực rỡ như thế này, rất là nhiều hoa, mình rất là thích", chị Nguyễn Thị Hạnh (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) bày tỏ.

Bên cạnh giới thiệu các sản phẩm hoa cây cảnh, Festival hoa Mê Linh năm nay còn là dịp ôn lại lịch sử, văn hóa của vùng đất Mê Linh, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, tạo ấn tượng đẹp nhất về vùng đất ngàn hoa trong lòng mỗi du khách thập phương.

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Bí thư Huyện ủy Mê Linh cho biết: "Chúng tôi muốn tạo ra một Festival không chỉ là nơi thưởng lãm hoa, mà còn là dịp để người dân và du khách trải nghiệm văn hóa, kết nối cộng đồng. Đây cũng là cơ hội để quảng bá thương hiệu hoa Mê Linh, đưa Festival thành sự kiện thường niên của Thủ đô".

Trong 4 ngày diễn ra Festival hoa Mê Linh lần thứ hai, bên cạnh hoạt động trưng bày, giới thiệu các loại hoa, còn diễn ra nhiều hoạt động cộng đồng sôi động, ý nghĩa như: Hội thi trang trí xe đạp hoa từ vật liệu tái chế; dán, ghép bức tranh “khổng lồ” từ hoa; trình diễn áo dài chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”; cùng hơn 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.

Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.

Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.

UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.

Việc đẩy mạnh số hóa các di tích lịch sử của Thủ đô không những góp phần lưu trữ những tư liệu, hình ảnh quý mà còn giúp người dân trong và ngoài nước thêm hiểu, thêm yêu văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.