Không để gián đoạn việc phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
Kết luận Phiên họp của Chính phủ chuyên đề về sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp vào sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí ngay kinh phí để chi trả cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy; đồng thời hướng dẫn sắp xếp tài sản, cơ sở vật chất trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính địa phương.
Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và thảo luận, cho ý kiến vào báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp; tờ trình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; tờ trình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh để trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Theo đó, dự kiến sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giảm 29 đơn vị hành chính cấp tỉnh và dự kiến có 3.321 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 6.714 đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến sau sắp xếp, số lượng biên chế cán bộ công chức, viên chức cấp tỉnh khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người; biên chế cán bộ, công chức cấp xã bố trí khoảng hơn 199.000 người, giảm khoảng 110.000 người; kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là hơn 120 ngàn người.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện hồ sơ sắp xếp đơn vị hành chính hai cấp để trình Quốc hội. Khi được thông qua sẽ tổ chức thực hiện ngay, đồng thời tiến hành kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện và giải quyết các vướng mắc phát sinh nếu có.
Đặc biệt, khẩn trương bố trí ngay kinh phí để chi trả cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và đơn vị hành chính địa phương; hướng dẫn sắp xếp tài sản, cơ sở vật chất trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính địa phương.
Chỉ đạo các địa phương tiếp tục rà soát công tác tổ chức cán bộ và không để khoảng trống việc cung cấp dịch vụ hành chính, dịch vụ công phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu phải thực hiện nghiêm việc phân cấp, phân quyền theo chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ; thành lập các trung tâm dịch vụ hành chính công, không phụ thuộc địa giới hành chính.
Cùng với sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, các bộ, ngành, địa phương phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách khác, trong đó phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm 2025; tổ chức thực hiện tốt “bộ tứ chiến lược” đã được Bộ Chính trị bàn hành gồm: Nghị quyết 57 về đột phát phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân.
Thủ tướng đề nghị với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền; thần tốc, táo bạo hơn nữa để cả nước hoàn thành các mục tiêu, vững bước bước vào kỷ nguyên mới.


Vấn nạn hàng giả, hàng nhái không nên được xem nhẹ vì vừa gây thiệt hại kinh tế, vừa đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, an toàn và lòng tin của xã hội.
Hơn 3.100 vụ đã bị lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, xử lý với tổng số tiền xử phạt, tịch thu khoảng 63 tỷ đồng trong Tháng cao điểm chống buôn lậu.
Công an thành phố Hà Nội đang tìm các bị hại của vụ án trộm cắp tài sản tại tòa HH2 Bắc Hà (Hà Nội) và đánh bạc tại Thanh Hóa, đều xảy ra vào tháng 4/2025.
Các lực lượng chức năng TP.Hà Nội vừa tổ chức đóng 5 lối đi tự mở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên tuyến đường sắt đoạn qua thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì.
Phòng Cảnh sát kinh tế Hà Nội đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả quy mô lớn do một cán bộ địa phương tổ chức và chỉ đạo.
Gói thầu số 9 dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô có chiều dài hơn 20km đang bị chậm tiến độ do còn nhiều vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng.
0