Sổ hồng chung cư - chờ đến bao giờ?
Mua một căn hộ chung cư với nhiều người dân sống ở các thành phố là một tài sản lớn, của cải tích cóp lâu dài, thậm chí cả đời. Thông thường khi mua bán, giữa khách hàng và chủ đầu tư ký với nhau hợp đồng với rất nhiều ràng buộc, trong đó luôn có điều khoản về trách nhiệm giao sổ hồng của chủ đầu tư.
Thế nhưng vì nhiều lý do, cam kết này đã bị chủ đầu tư vi phạm. Hàng chục nghìn căn hộ ở Hà Nội chưa được cấp sổ hồng dù người dân đã vào ở ổn định, có nơi hàng chục năm.

Bỏ tiền mua một chỗ "an cư" nhưng chờ cả thập kỷ chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu, nhiều gia đình ví von mình đang ở trong cảnh "sống treo". Và có những cư dân ở tuổi "gần đất xa trời" nhưng vẫn canh cánh nỗi lo không biết chờ tới bao giờ mới đến ngày thấy cuốn sổ hồng để sang tên cho con cháu.
Tình trạng chủ đầu tư chậm cấp sổ hồng cho cư dân không chỉ gây bức xúc trong dư luận, còn kéo theo nhiều hệ lụy mà khách hàng mua nhà là người chịu ảnh hưởng trực tiếp, phải “khóc dở mếu dở” vì những sai phạm của chủ đầu tư.

Hiện nay, tại Hà Nội còn hàng chục ngàn căn hộ chưa được cấp sổ hồng, trong đó có nhiều dự án chủ đầu tư đã thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và hệ quả là những người mua nhà sẽ rơi vào tình trạng “ba không”: Không được cấp sổ, Không đảm bảo an toàn về chỗ ở và Không có quyền đầy đủ với căn hộ đã mua.
Nghị định 91 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nêu rõ, nếu chủ đầu tư nhà chung cư chậm làm sổ hồng cho cư dân có thể bị phạt lên tới một tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay số lượng chủ đầu tư bị phạt vẫn rất ít. Còn cư dân thì vẫn kiên trì kiến nghị đến các cấp chính quyền với mong muốn quyền lợi của mình được đảm bảo.


Quận Đống Đa đã công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.
Thành phố Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất được khoảng 6.860 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.
Huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) đã đấu giá thành công 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m².
Theo quy định, không phải tất cả các trường hợp giao dịch về nhà ở đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).
UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trong quý II và quý III năm nay.
Theo quy định của Luật Nhà ở 2023, giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) thuộc một trong các trường hợp sau:
0