Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng nhẹ
Cụ thể, Hà Nội ghi nhận 5 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 2 ca so với tuần trước đó. Cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, thành phố đã có 232 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chưa có ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 27/30 quận, huyện, thị xã; 138/579 xã, phường, thị trấn.
Đối với bệnh tay chân miệng, trong tuần ghi nhận 35 ca mắc, giảm 6 ca so với tuần trước đó. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 506 ca mắc tay chân miệng, tăng gấp 23 lần so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chưa có ca tử vong.
Về bệnh thuỷ đậu, trong tuần có 35 ca mắc, giảm 32 ca so với tuần trước đó. Tính từ đầu năm cho đến nay, thành phố có 1.385 ca mắc thuỷ đậu, tăng hơn 40 lần so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chưa có ca tử vong.
Ngoài ra, các dịch bệnh khác như: Dại, sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, viêm não Nhật Bản, liên cầu khuẩn lợn, uốn ván, trong tuần qua không ghi nhận ca mắc.
Theo CDC Hà Nội, trong thời gian tới, thành phố vẫn tiếp tục duy trì đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng, chống dịch, sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra. Cùng với đó, điều tra, xử lý triệt để các ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để dịch lây lan. Riêng với sốt xuất huyết, tiếp tục giám sát các ổ dịch cũ tại huyện Đan Phượng và huyện Thạch Thất.


Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.
Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.
Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
0