Sở An toàn thực phẩm đóng cửa sau một năm thành lập
Vào cuối năm 2023, TP.HCM tổ chức Hội nghị công bố thành lập Sở An toàn thực phẩm. Trước đây, việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại TP do Sở Y tế phụ trách. Đến năm 2016, Ban Quản lý an toàn thực phẩm được thành lập theo quyết định 2349 năm 2016 của Thủ tướng và thí điểm tại TP.HCM. Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM điều phối liên ngành từ ba sở: Y tế, Công Thương, NN&PTNT.
Tại kỳ họp thứ 11, HĐND TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, đã thống nhất thông qua Nghị quyết về việc thành lập Sở An toàn thực phẩm TP.HCM. Theo Nghị quyết, Sở này đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2024.

Khi thành lập Sở An toàn Thực phẩm, biên chế được chuyển từ Ban Quản lý an toàn thực phẩm. Do đó, thống nhất thành lập Sở An toàn thực phẩm, TP cam kết không làm tăng biên chế.
Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM được thành lập trước đây trên cơ sở tiếp nhận nhân sự từ Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở NN&PTNT. Từ những ngày đầu, Ban Quản lý được giao 468 biên chế. Đến năm 2022, lượng biên chế của ban còn 416 người.
Sở An toàn thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, phân phối, kinh doanh đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm. Đồng thời, Sở có chức năng cấp, đình chỉ, thu hồi các loại giấy chứng nhận, giấy xác nhận, giấy tiếp nhận; triển khai hoạt động phòng ngừa, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm...
Sở An toàn thực phẩm thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về kiểm nghiệm thực phẩm; phối hợp với các sở, ngành kiểm tra hướng dẫn trong trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, khai thác sản phẩm, phòng chống thực phẩm giả; sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng cùng nhiều chức năng khác...

Tại hội nghị Thành ủy TP.HCM lần thứ 34, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Văn Thị Bạch Tuyết cho hay, về phương án tinh gọn bộ máy khối chính quyền, TP.HCM nghiên cứu sáp nhập các cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác thuộc UBND TP trên nguyên tắc trung ương có bộ nào TP.HCM có sở tương ứng.
Theo đó, nghiên cứu sáp nhập 10 sở, kết thúc hoạt động 2 sở. Cụ thể, nghiên cứu kết thúc hoạt động Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, chuyển các chức năng qua Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa và Thể thao. Sớm nghiên cứu kết thúc nhiệm vụ Sở An toàn thực phẩm, chuyển nhiệm vụ về Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công Thương.


Ngày 27/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng và Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm Đổi mới để cho ý kiến về những chủ trương lớn vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
Theo các chuyên gia, Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về các dạng tài sản số, tiền mã hóa. Những người tham gia vào thị trường như Pi hay đầu tư vào các mã tiền ảo nói chung đều tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cùng đoàn công tác đến thăm và chúc mừng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội.
Bệnh viện Thanh Nhàn là đơn vị đầu tiên trên toàn quốc ứng dụng sóng cao tần trong chống đau bệnh lý cơ xương khớp. Nhờ đó, số lượng bệnh nhân đến đây khám, chữa bệnh tăng lên theo từng năm.
Kể từ ngày 1/3, Bộ Công an sẽ thực hiện nhiệm vụ cấp Phiếu Lý lịch tư pháp thay cho Bộ Tư pháp.
Theo kế hoạch của UBND quận Ba Đình, Dự án cải tạo Công viên Bách Thảo dự kiến thực hiện trong năm 2025, theo định hướng tôn tạo di tích lịch sử.
0