Sinh viên sư phạm phải được hưởng hỗ trợ kịp thời

Khắc phục hạn chế, vướng mắc trong quá trình hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm là nội dung nổi bật của Nghị định 60 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116 được ban hành năm 2020.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 60 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116 được ban hành năm 2020 nhằm khắc phục các hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Lớn lên ở Hà Nội, Anh Thư chọn học ngành giáo dục tiểu học của trường Đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội. Không chỉ được miễn học phí, hiện mỗi tháng Anh Thư được nhận 3.630.000 đồng sinh hoạt phí. Tối đa nhận 10 tháng/1 năm.

Đây là chính sách mà Anh Thư và các bạn được nhận theo nghị định 116, được thực hiện cách đây ba năm để thu hút được nhiều học sinh giỏi đăng ký học tập và cống hiến trong ngành sư phạm

Sinh viên Nguyễn Anh Thư, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Khi chúng em nhận khoản hỗ trợ thì cũng có nghĩa vụ tương đương. Ví dụ như em học 4 năm thì em phải công tác trong ngành 8 năm, nếu không sẽ phải bồi trả kinh phí cho nhà nước”.

Tuy nhiên, không như Hà Nội, thời gian qua, một số địa phương khó khăn, không đủ kinh phí để hỗ trợ cho sinh viên sư phạm đang theo học, dẫn đến chậm chi trả kinh phí.

Đó chỉ là một trong nhiều vướng mắc sau ba năm triển khai Nghị định 116. Do đó mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 60 sửa đổi nhằm tháo gỡ vướng mắc về cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm với một số điểm mới đáng chú ý như: khắc phục tình trạng sinh viên sư phạm không được hưởng hoặc chậm được hưởng hỗ trợ, làm rõ trách nhiệm đảm bảo kinh phí để thực hiện chính sách, hỗ trợ các địa phương khó khăn, đảm bảo tất cả sinh viên sư phạm đều được hưởng chính sách, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, đảm bảo tính khả thi trong trường hợp thu hồi kinh phí hỗ trợ.

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Việc sửa đổi hiện đã làm rõ hơn trách nhiệm các bên, xác định rõ hơn phạm vi, thời hạn cũng đã có điều chỉnh phù hợp với các đơn vị đào tạo giáo viên".

PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Trong quá trình triển khai có những vướng mắc như trách nhiệm của các bên liên quan, cơ chế cấp tiền cấp kinh phí cho người học. Điểm quan trọng là cơ chế giao dự toán ngân sách cho cơ quan quản lý, các địa phương, bộ ngành, bên cạnh đó cơ chế đặt hàng giao nhiệm vụ vẫn có".

Với quy định này, các cơ sở đào tạo sinh viên sư phạm và sinh viên sư phạm sẽ được cấp kinh phí kịp thời, đầy đủ hơn, góp phần tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm yên tâm học tập, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.

Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT của Đài Hà Nội sẽ bắt đầu lên sóng từ ngày 4/4 trên kênh H2 và ứng dụng Hanoi ON.

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 8 trường khối công an năm nay là hơn 2.300, trong đó Học viện An ninh nhân dân tuyển nhiều nhất với 540 chỉ tiêu, Bộ Công an thông tin.