Singapore tận dụng cơ hội phát triển kinh tế

Dù diện tích nhỏ bé và nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng chỉ chưa đầy 50 năm sau khi giành độc lập, Singapore đã vươn mình thành một quốc gia hàng đầu thế giới trên mọi phương diện.

Theo các chuyên gia, thành công của Singapore nằm ở khả năng nắm bắt những cơ hội, để phát triển đất nước.

Singapore nằm tại ngã tư giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất kết nối Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và eo biển Malacca. Vị trí địa lý này cùng với các chính sách chống tham nhũng, chính trị và hệ thống tài chính ổn định, giúp Singapore trở thành thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Bước đột phá trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Singapore đến vào năm 1968, khi Tập đoàn Texas Instruments bắt đầu sản xuất chip bán dẫn ở Singapore, và tiếp sau đó là hàng trăm công ty đa quốc gia đặt trụ sở ở đảo quốc Sư tử.

Một yếu tố khác góp phần vào sự trỗi dậy của Singapore là khả năng tận dụng các biến động tài chính toàn cầu. Năm 1971, khi Mỹ chấm dứt chuyển đổi USD ra vàng, Singapore đã chớp lấy cơ hội để trở thành trung tâm trao đổi ngoại tệ ở khu vực. Những nỗ lực này đã dẫn đến tăng trưởng kinh tế hai chữ số và cải thiện mức sống cho người dân. Ngày nay, Singapore tự hào là một trong những nền kinh tế cởi mở và thân thiện với doanh nghiệp nhất thế giới, với GDP bình quân đầu người gần 85.000 USD Mỹ, nằm trong top 5 toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ông Andrii Portnov - cố vấn thân cận của cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych - đã bị bắn chết bên ngoài một trường học ở ngoại ô Thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, vào ngày 21/5.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức công bố kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mang tên “Golden Dome”, hay còn gọi là “Vòm Vàng”.

Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.