'Siêu trăng' có thể sẽ xuất hiện đúng dịp trung thu

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), siêu trăng cuối cùng của năm nay sẽ xuất hiện vào ngày 29/9, trùng với Tết Trung thu 15/8 âm lịch. Thời điểm trăng tròn tuyệt đối sẽ là 16 giờ 57 phút ngày 29/9, tức chỉ trước thời điểm hoàng hôn của đêm Trung thu một chút.

Khi quan sát siêu trăng tròn nhất vào thời điểm hoàng hôn, người Việt Nam sẽ có cái nhìn rất đẹp mắt do hiệu ứng "ảo ảnh Mặt Trăng", xảy ra do việc nhìn thiên thể này khi còn treo thấp, xuyên qua lớp khí quyển dày. Ảo ảnh này sẽ khiến siêu trăng mang một màu hồng cam huyền ảo và trông còn to hơn nữa.

Siêu trăng tháng 9 còn có bạn đồng hành là Sao Mộc và Sao Thổ, hiện ra rất rõ trong những ngày này. Trong đó Sao Mộc sẽ nằm ngay cạnh bên trái siêu trăng, trong chòm sao Bạch Dương.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA)

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) lý giải, khi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, phần được chiếu sáng có lúc không về phía Trái Đất, có lúc chỉ một phần và có lúc hướng toàn bộ. Vì thế, người quan sát nhìn thấy các pha tròn - khuyết - bán nguyệt - lưỡi liềm... của Mặt Trăng. Ở mỗi chu kỳ trăng, luôn có một lần toàn bộ phần được chiếu sáng của nó hướng về phía Trái Đất, các nhà thiên văn gọi đó là điểm trăng tròn. Khi đó người từ Trái Đất có thể thấy trăng lớn hơn và sáng hơn một chút và gọi hiện tượng đó là siêu trăng. Tuy nhiên, siêu trăng cũng không có sự ưu tiên nào cho tháng 8 âm lịch, và vì thế hoàn toàn không có căn cứ cho việc rằm tháng 8 thì trăng sáng hơn.

Một điều thú vị nữa là xác suất mà điểm trăng tròn rơi vào ngày 16 âm lịch cao hơn rơi vào ngày 15. Lý do là vì chu kỳ pha của mặt trăng là 29,53 ngày, có nghĩa là nửa chu kỳ (từ điểm hoàn toàn không trăng tới điểm tròn hoàn hảo và ngược lại) kéo dài khoảng 14,76 ngày.

Trong khi đó, ngày mùng 1 âm lịch được quy ước là ngày có chứa điểm hoàn toàn không trăng (trong âm lịch gọi là điểm sóc). Điểm đó có thể rơi vào bất cứ thời điểm nào trong ngày mùng 1, cộng thêm nửa chu kỳ pha thì sẽ ra gần đúng điểm trăng tròn. Như vậy, chỉ cần điểm sóc rơi vào đâu đó quá 7 giờ sáng ngày mùng 1 của tháng âm lịch nào đó, thì điểm trăng tròn sẽ rơi vào ngày 16 thay vì 15.

Năm nay, người yêu thiên văn có thể quan sát hiện tượng siêu trăng như trăng tròn thông thường, chỉ cần trời ít mây là có thể nhìn thấy Mặt Trăng mà không cần chuẩn bị dụng cụ bảo vệ mắt khi quan sát.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều người cao tuổi thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò tuổi cao gương sáng, tích cực lao động, phát triển kinh tế gia đình.

Mật độ phương tiện dự kiến gia tăng nhanh chóng trong hôm nay (5/4) vì người dân đổ về các tuyến cửa ngõ dịp nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương. Lực lượng chức năng đã chủ động nhiều phương án ứng phó để bảo đảm an toàn cho người dân đi lại.

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục cứu nạn, cứu hộ, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đã cùng chiến sĩ trong đoàn cứu hộ Việt Nam đến thăm hỏi và tặng quà các gia đình chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Myanmar đang khó khăn sau trận động đất 7,7 độ.

Công an tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (Sinh năm 1998, trú tại TP.HCM).

Nhà máy Z113 đã tổ chức huấn luyện, diễn tập hàng năm; cấp phát bảo hộ lao động, tổ chức khám sức khỏe, phát hiện bệnh nghề nghiệp nhằm hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động.

Hơn 30 năm phát triển phong trào hiến máu tình nguyện và 25 năm Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện thực sự là cuộc cách mạng, thay đổi nhận thức của hàng chục triệu người dân về nghĩa cử hiến máu.