Siết chặt tình trạng mua bán mỹ phẩm trôi nổi qua MXH

Thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh trên các trang mạng xã hội các loại mỹ phẩm giả, mỹ phẩm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trước thực trạng này, Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ cho Cục Quản lý Dược, Thanh tra Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố khắc phục tình trạng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường.

Các lực lượng chức năng được yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm việc thực hiện các quy định của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm mỹ phẩm, tập trung về vấn đề nguồn gốc xuất xứ, thông tin quảng cáo.

Cùng với đó, cần chủ động phối hợp với cơ quan quản lý thị trường địa phương thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện các trường hợp sản xuất, kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm giả, nhái nhãn hiệu hoặc quảng cáo sai lệch, quá phạm vi công dụng được công bố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mạng xã hội ngày 3/4 xuất hiện clip một chiếc xe trộn bê tông ngang nhiên đi ngược chiều trên đường phố Hải Phòng, gây ra không ít lo ngại và bức xúc trong dư luận.

Tiktoker Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị khởi tố, bắt tạm giam vì có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng.

Nguyễn Công Minh – Chủ tịch HĐQT Công ty cây xanh Công Minh đã bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố bị can về vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, đưa và nhận hối lộ.

Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình tại 8/18 tội danh (44,44%) có khung hình phạt tử hình ở Bộ luật Hình sự hiện hành.

Một số đối tượng xấu đã lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để làm vỏ bọc phạm tội trong thời gian qua, Công an Hà Nội cho biết.

Nữ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự của Cục Thi hành án dân sự thành phố Huế trong thời gian làm việc đã lập các chứng từ, ủy nhiệm chi để tham ô hơn 5,6 tỷ đồng tiền tạm giữ thi hành án.