Siết chặt quy định với loại hình xe đưa đón học sinh

Luật Trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ quy định xe ô tô chở học sinh, trẻ mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe.

Quy định được xem là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia giao thông bằng xe đưa đón.

Quy định xe ô tô chở học sinh, trẻ mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe được xem là yêu cầu cấp thiết.

Vụ việc xảy ra với cháu bé 5 tuổi tại xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, Thái Bình, vừa qua khiến ai cũng cảm thấy đau lòng. Hay trước đó, từng xảy ra một số vụ bỏ quên trẻ trên xe ô tô, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng tại Hà Nội, Bắc Ninh.

Ông Phạm Việt Công, Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia, cho biết: "Chúng ta biết hiện nay chưa có một quy trình, quy chuẩn rõ ràng về xe đưa đón học sinh. Chúng ta vẫn chỉ áp dụng các quy định của xe vận tải hành khách theo hợp đồng. Tuy nhiên, hiện nay đối với các trường hay các tổ chức, việc tổ chức đưa đón học sinh dưới nhiều hình thức cần có một quy trình chuẩn từ phương tiện. Rồi việc bố trí người đưa đón, quy trình đón trả, quan sát, vận hành phương tiện đấy thì vẫn chưa có một quy trình thống nhất".

Trước thực tế này, Luật TTATGT đường bộ đã bổ sung quy định xe ô tô kinh doanh vận tải chở học sinh, trẻ em mầm non hoặc xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe. Quy định này đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ.

Luật TTATGT đường bộ đã bổ sung quy định xe ô tô chở học sinh, trẻ em mầm non phải có thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe.

Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho biết: "Lái xe vận tải chở trẻ em trước khi đóng cửa xe thì bắt buộc phải đi xuống cuối xe để kiểm tra một lượt. Nếu không đi xuống thì sẽ có chuông báo kêu. Nếu thực hiện được sẽ rất là tốt, điều đó là quốc tế đã làm, mình cũng nên quy định trong luật, tôi hoàn toàn đồng ý".

"Đặc biệt, cần nghiên cứu các thiết bị cảnh báo người lái xe, người đưa đón học sinh trên xe có thể kiểm soát được các cháu trên xe khi đưa đón. Là đại diện của Uỷ ban ATGT Quốc gia, tôi thấy đây là một đề xuất rất tốt", ông Phạm Việt Công cho biết.

Ngoài giải pháp về kỹ thuật trên phương tiện, việc bảo đảm an toàn cho học sinh cần trách nhiệm điều hành của nhà trường chứ không phải cứ hoàn toàn giao khoán cho các doanh nghiệp vận tải như hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mật độ phương tiện dự kiến gia tăng nhanh chóng trong hôm nay (5/4) vì người dân đổ về các tuyến cửa ngõ dịp nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương. Lực lượng chức năng đã chủ động nhiều phương án ứng phó để bảo đảm an toàn cho người dân đi lại.

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục cứu nạn, cứu hộ, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đã cùng chiến sĩ trong đoàn cứu hộ Việt Nam đến thăm hỏi và tặng quà các gia đình chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Myanmar đang khó khăn sau trận động đất 7,7 độ.

Công an tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (Sinh năm 1998, trú tại TP.HCM).

Nhà máy Z113 đã tổ chức huấn luyện, diễn tập hàng năm; cấp phát bảo hộ lao động, tổ chức khám sức khỏe, phát hiện bệnh nghề nghiệp nhằm hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động.

Hơn 30 năm phát triển phong trào hiến máu tình nguyện và 25 năm Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện thực sự là cuộc cách mạng, thay đổi nhận thức của hàng chục triệu người dân về nghĩa cử hiến máu.

Liên tiếp 6 trận động đất đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong vòng 1 giờ, từ 11 giờ 31 phút 23 giây đến 12 giờ 32 phút 51 giây ngày 4/4.