Shopee nói gì khi bị nhà bán hàng tố chiếm dụng vốn?
Từ 8/3/2024, sàn thương mại điện tử Shopee áp dụng chính sách mới cho phép người mua trả lại sản phẩm miễn phí trong 15 ngày kể từ thời điểm nhận, nếu họ đổi ý. Chính sách mới này vấp phải "làn sóng" phản đối mạnh mẽ bởi các nhà bán hàng trên sàn này.
Tâm lý chung của nhà bán hàng là lo sợ người mua cố tình lợi dụng chính sách này để gian lận, đánh tráo sản phẩm hoặc dùng xong yêu cầu trả lại, gây thiệt hại.
Bức xúc vì bị chiếm dụng vốn quá lâu, thiệt hại lớn
Chị Thu Ly (Hà Đông, Hà Nội), chủ một cơ sở kinh doanh trang sức bạc trên sàn Shopee 5 năm nay, cho biết trước đây khi mới bắt đầu bán hàng trên sàn, các loại phí áp dụng với cửa hàng khá ít, hiện nay có rất nhiều loại phí, chiếm tới 12 %. Doanh thu cửa hàng trên sàn của chị từ đầu tháng đến khoảng 110 triệu đồng, song gần hết tháng, số tiền chị Ly rút về chỉ chưa đến 5 triệu đồng, việc này khiến hoạt động kinh doanh của chị bị gián đoạn, thiệt hại không nhỏ do không thể quay vòng vốn.
Đơn hàng bán được, rất phấn khởi nhưng muốn nhập hàng mới thì tôi lại không đủ vốn vì tiền trong ví đang bị Shopee giữ chưa rút ra được. Tiền bán hàng vẫn đang bị Shopee giữ chưa chuyển. Hoạt động kinh doanh mà gián đoạn như thế này thì thiệt hại không hề nhỏ đối với người bán hàng như chúng tôi.
Chị Thu Ly (Hà Đông, Hà Nội).

Không chỉ chị Ly, shop kinh doanh quần của chị Lê Lan (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng có hàng trăm đơn hàng mỗi ngày. Chị cho biết tiền về tài khoản để có thể rút ra rất chậm, đợi hơn 15 ngày.
Dù đã giao hàng thành công cho khách, shop vẫn phải đợi 15 ngày để xem khách có ý định hoàn trả hàng hay không. Sau 15 ngày, nếu khách không có ý định trả hàng thì mới tiếp tục được Shopee chuyển tiền hàng. Tuy nhiên thực tế, nhiều người đã hơn 20 ngày vẫn chưa nhận được tiền bán hàng. Ngoài ra, sản phẩm quần áo bị trả về sau khi khách đã mặc thì rất khó bán lại.
Chị Lê Lan (Hoàng Mai, Hà Nội).
Trên các hội nhóm mạng xã hội chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh trên sàn Shopee, rất nhiều người cũng đăng tải, bình luận các bài viết phản ánh bức xúc của người bán hàng với Shopee.
Quy định không mới với thế giới
Trong thông cáo trả lời báo chí, đại diện Shopee Việt Nam khẳng định sàn này không giam tiền của nhà bán, cũng như không xử ép nhà bán hàng trước những chính sách mới của mình.
Shopee thông tin việc đơn vị này giữ số tiền giao dịch giữa người mua và người bán cho đến khi đơn hàng hoàn tất là một trong những biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của hai bên.
Về thông tin các nhà bán hàng lo ngại người mua hàng sẽ lạm dụng chính sách này để trả hàng, Shopee cho biết mọi khiếu nại đều sẽ được đơn vị này trung gian xử lý. Không chỉ người mua được trả hàng, mà người bán cũng có quyền khiếu nại nếu quyết định đưa ra chưa thỏa đáng.

Theo Shopee, quyền lợi trả hàng theo nhu cầu sẽ chỉ áp dụng với những sản phẩm giữ nguyên vẹn, nguyên tem, hộp sản xuất, đầy đủ phụ kiện, giấy tờ để người bán có thể tiếp tục sử dụng cho những đơn hàng tiếp theo. Các nhà bán hàng cũng không phải chịu tỷ lệ đơn hàng không thành công đối với trường hợp này, đồng thời được cam kết miễn phí vận chuyển chiều giao.
Cũng trong email phản hồi này, Shopee khẳng định, không chiếm dụng vốn nhà bán, cũng không phải là tổ chức đứng ra cho vay tiền, mà là bên tổ chức tín dụng cho vay, dù đơn vị này có cung cấp dịch vụ SEasy cho vay người bán. Đây là một dịch vụ cho vay dành cho nhà bán hàng trên Shopee có từ tháng 8/2023.
Việc cho phép người mua trả lại sản phẩm miễn phí trong 15 ngày kể từ thời điểm nhận, đầu tiên sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Một số sàn thương mại điện tử trên thế giới như Amazon, Taobao,… cũng cho phép người tiêu dùng làm điều tương tự. Đơn cử như Amazon áp dụng chính sách cho phép trả hàng và yêu cầu hoàn tiền lên tới 30 ngày.


Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.
Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.
Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.
Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất, tránh bị động và rút kinh nghiệm từ đợt sốc lần này trước quyết định cuối cùng về thuế đối ứng của Mỹ.
0