Sẽ về Thủ đô - đêm nhạc hào hùng
Đến dự chương trình có các đồng chí: Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các ban, ngành của TP Hà Nội.
Xuyên suốt chương trình, khán giả có mặt tại nhà hát Hồ Gươm như được quay trở lại một thời kỳ hào hùng của dân tộc, về những năm tháng cả nước đồng lòng Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh.
Mùa đông năm 1946, hình ảnh Hà Nội sục sôi cùng vận mệnh đất nước đã được tái hiện trên sân khấu của nhà hát Hồ Gươm, qua những bản hùng ca đồng hành cùng dân tộc suốt một thời khói lửa. Những ca khúc mang âm hưởng lịch sử của các cây đại thụ âm nhạc Việt Nam như: Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi, Chiến sỹ Việt Nam của Văn Cao, ca khúc Sẽ về Thủ đô của Huy Du, Lời Người ra đi của Trần Hoàn, rồi Du kích Sông Thao của Đỗ Nhuận... đã làm sống lại không khí của những tháng ngày Hà Nội cùng Toàn quốc kháng chiến. Lời huyết thệ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" đã vang lên cùng lời hẹn ước "Sẽ về Thủ đô" của những người con Hà Nội 77 về năm trước là hồi ức không thể quên của nhiều người.

Góp mặt trong chương trình là các giọng ca Opera nổi tiếng như Nghệ sĩ ưu tú Việt Hoàn, Nghệ sĩ ưu tú Hoàng Tùng, ca sĩ Thanh Quý, Đào Tố Loan và các ca sĩ trẻ của cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2023. Bằng tình yêu nước, tình yêu Hà Nội nồng nàn, các nghệ sĩ đã hát bằng cả trái tim, qua từng lời ca, giai điệu sâu lắng và hùng tráng, khắc họa rõ nét tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của quân và dân ta.
Bằng ngôn ngữ âm nhạc cũng những tư liệu lịch sử quý giá, chương trình “Sẽ về Thủ đô” đã đưa khán giả đi suốt hành trình hơn 3.000 ngày trường kỳ kháng chiến, từ 60 ngày đêm Thủ đô huyết thệ, suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến nơi chiến khu cho tới ngày trở về tiếp quản Thủ đô trong ca khúc khải hoàn.
Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Sẽ về Thủ đô” đã khép lại đầy tráng khí và lan toả những cảm xúc đầy tự hào về lịch sử và tình yêu đất nước của mỗi người dân Thủ đô./.


Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.
Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.
Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.
Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.
Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.
Lễ hội đình Vòng (quận Thanh Xuân) đã khai mạc vào sáng 1/3 với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
0