Sẽ tiếp nhận học sinh về trường Tây Mỗ 3

Lãnh đạo UBND quận Nam Từ Liêm khẳng định sẽ bố trí toàn bộ học sinh học tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn phường và phường giáp ranh (nếu cần thiết) tại buổi chia sẻ thông tin với báo chí và phụ huynh vào chiều nay, 23/8, khi phụ huynh muốn chuyển con về học tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3.

Tiếp nhận toàn bộ 520 học sinh về Tây Mỗ và phường lân cận

Theo chia sẻ của bà Đỗ Thị Thúy Hà, Phó Chủ tịch UBND Quận Nam Từ Liêm, về thẩm quyền tiếp nhận, chính quyền địa phương đang vướng về cơ chế. Số lượng và thời hạn tuyển sinh đã được hoàn thành.

Trong khi đó, nguyện vọng của 520 phụ huynh này lại phát sinh sau thời hạn tuyển sinh. “Quận sẽ xin ý kiến báo cáo Sở Giáo dục đào tạo để bổ sung chỉ tiêu. Đồng thời, quận cũng cần có thời gian rà soát về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, nhằm đảm bảo chất lượng cho việc học. Quận cũng sẽ rà soát từng trường hợp cụ thể, qua đó có sự giải quyết phù hợp cho 520 trường hợp này”, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Đỗ Thị Thúy Hà khẳng định.

Bà Đỗ Thị Thúy Hà, Phó Chủ tịch UBND Quận Nam Từ Liêm, trả lời hướng xử lý các nguyện vọng chuyển học sinh về Trường tiểu học Tây Mỗ 3

Nếu các trường trên địa bàn phường Tây Mỗ không đáp ứng đủ, quận sẽ bố trí sắp xếp cho các học sinh sang học tại trường tiểu học Đại Mỗ 3. Trường này cũng nằm giáp ranh địa bàn phường Tây Mỗ, nên thuận lợi về vị trí địa lý và đi lại cho người dân.

Buổi chia sẻ thông tin với báo chí và phụ huynh vào 23/8. 

Bà Hà cho biết, ngày 27/8 quận Nam Từ Liêm sẽ thông báo kết quả cụ thể cho từng phụ huynh, thông qua chính quyền địa phương và các tổ dân phố. Các trường hợp tiếp nhận bao gồm cả học sinh đang học trường tiểu học Lý Nam Đế và tất cả các trường công lập và tư thục khác.

Tách và lập trường mới ra sao

Theo lý giải của ông Bùi Ngọc Kính, Trưởng phòng Giáo dục quận Nam Từ Liêm, địa bàn phường Tây Mỗ có 70 nghìn người, chủ yếu là cư dân thuộc khu đô thị Vinhomes Smart city. Tuy nhiên phường chỉ có hai trường tiểu học là Tây Mỗ và Lý Nam Đế. Năm học 2023-2024, Trường tiểu học Lý Nam Đế có gần 1.500 học sinh, Trường tiểu học Tây Mỗ có 2.472 học sinh. UBND quận Nam Từ Liêm đã xây dựng đề án tách trường Tiểu học Tây Mỗ thành hai trường là Tiểu học Tây Mỗ và Tiểu học Tây Mỗ 3 nhằm giảm tải cho Trường tiểu học Tây Mỗ.

Ông Bùi Ngọc Kính - Trưởng phòng Giáo dục quận Nam Từ Liêm chia sẻ

Năm học 2024-2025 quận có bốn trường mới đưa vào sử dụng gồm: Trường công lập mầm non Tây Mỗ 3, Trường công lập tiểu học Tây Mỗ 3, Trường công lập tiểu học Đại Mỗ 3 và Trường công lập trung học cơ sở Tây Mỗ 3. Đến thời điểm này, việc tách trường Tiểu học Tây Mỗ thành trường Tiểu học Tây Mỗ và trường Tiểu học Tây Mỗ 3 đã hoàn thành.

Cũng theo UBND quận Nam Từ Liêm, thực hiện kế hoạch tuyển sinh của Sở GD&ĐT Hà Nội, tại thời điểm tuyển sinh, Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 chưa hoàn thành xong bộ máy của nhà trường, vì vậy, UBND quận đã chỉ đạo Trường Tiểu học Tây Mỗ thực hiện công tác tuyển sinh cho cả Trường Tiểu học Tây Mỗ 3.

Các phụ huynh đặt câu hỏi tại buổi đối thoại

Tổng chỉ tiêu được giao tuyển sinh theo tuyến là 400 gồm học sinh vào lớp 1 ở các tổ dân phố 7, 8, 9,10, 11, 12 và các tòa chưa thành lập Tổ dân phố trong khu đô thị Vinhome Smart City. Tuy nhiên, do số lượng học sinh tăng, sau khi kết thúc tuyển sinh là 460 chỉ tiêu. Công tác tuyển sinh đầu cấp đảm bảo đúng quy định, đúng lịch trình và đúng đối tượng theo phân tuyến.

Số học sinh còn lại được tách từ Trường tiểu học Tây Mỗ. Như vậy cả 460 học sinh tuyển mới lớp 1 và số học sinh lớp 2, 3, 4 tách trường, Trường tiểu học Tây Mỗ tiếp nhận 1.111 học sinh chuẩn bị cho năm học mới.

UBND quận Nam Từ Liêm khẳng định, toàn bộ quy trình tuyển sinh đều đảm bảo đúng quy định đề ra của Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.

Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.

Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.

Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.