Sẽ thanh tra thị trường vàng trong tuần này
Trong cuộc họp, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết đã đề xuất lập Đoàn thanh tra liên ngành với thành phần tham gia của Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính. Hiện các đơn vị chức năng đang khảo sát thực tế để bảo đảm thanh tra hiệu quả. "Dự kiến ngày mai sẽ hoàn thành khảo sát", đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, thông tin thêm rằng sau đó cơ quan này sẽ báo cáo Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước trước khi công bố quyết định thanh tra trong tuần tới. Đây cũng là thời hạn chót mà Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu.
Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cử các cán bộ có năng lực, am hiểu thực tế tham gia Đoàn thanh tra liên ngành. Qua thanh, kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm, ông Khái yêu cầu phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan công an xử lý. Trước đó, lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo ngành ngân hàng phải thanh, kiểm tra ngay thị trường vàng trong bối cảnh kim loại quý tăng vọt, bất chấp nhà điều hành đấu thầu tăng cung cho thị trường.

Trong tuần qua, giá vàng miếng SJC lên 92 triệu đồng một lượng, cao nhất từ trước đến nay. Sau các chỉ đạo từ cơ quan quản lý, giá vàng hạ nhiệt, lùi về dưới 90 triệu đồng một lượng nhưng chênh lệch với thế giới vẫn ở mức cao, quanh ngưỡng 17 triệu đồng một lượng. Đại diện Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, lãnh đạo TP HCM, Công ty SJC phân tích thị trường, nguyên nhân giá vàng miếng SJC trong nước chênh lệch cao so với thế giới.
Các ý kiến cho rằng, vàng không phải mặt hàng nhà nước bình ổn giá. Do đó, Nhà nước không can thiệp, bảo hộ, kiểm soát giá. Ngân hàng Nhà nước chỉ độc quyền sản xuất vàng miếng chứ không độc quyền kinh doanh mặt hàng này. Tuy nhiên, vàng miếng là loại sản phẩm đặc biệt, vừa có tính chất hàng hóa, vừa có tính chất tiền tệ. Nhu cầu mua bán, trao đổi vàng miếng của người dân là chính đáng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần có trách nhiệm can thiệp, bình ổn thị trường, "tạo sân chơi bình đẳng" cho các chủ thể. Cơ quan quản lý cũng cần xử lý nghiêm các vi phạm như đầu cơ, lũng đoạn thị trường.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ ngành, địa phương giải quyết ngay các bất cập của thị trường vàng hiện nay. Ông đề nghị Ngân hàng Nhà nước thu thập thêm thông tin, số liệu để đánh giá đầy đủ về cung - cầu, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp để có giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 13/5, các thành viên Chính phủ cho biết cũng "hết sức đau đầu" với vấn đề thị trường vàng. Một trong những điểm khó để quản lý thị trường là người dân hiện chưa có thói quen lấy hoá đơn khi mua vàng, doanh nghiệp cũng chưa xuất hóa đơn theo từng lần bán. Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, cần giải pháp đồng bộ từ nhiều bộ, ngành và cần bình tĩnh đánh giá, "bốc thuốc đúng bệnh".


Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
0