Sẽ lấy ý kiến của nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Quốc hội đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến nhân dân đối với việc sửa đổi Hiến pháp, trong thời gian từ ngày 6/5 đến ngày 5/6.

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng 16/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 16 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031” làm rõ những vấn đề trọng tâm, cốt lõi nhất.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này tập trung vào hai nhóm nội dung chính:

Một là, Các quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội (tập trung ở Điều 9,10), để đáp ứng yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nêu cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vai trò tập hợp các giai cấp, tầng lớp, hướng mạnh về địa bàn dân cư, gần dân, sát dân, đến từng hộ gia đình.

Hai là, Các quy định tại chương 9 của Hiến pháp năm 2013 để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

Do định hướng phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này mang tính giới hạn, dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 08/120 điều của Hiến pháp năm 2013 nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội hình thức văn bản là Nghị quyết của Quốc hội (tương tự như đã thực hiện tại các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1988, 1989 và 2001).

Đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến nhân dân đối với việc sửa đổi Hiến pháp (từ ngày 6/5 đến ngày 5/6). Đề nghị Chính phủ cùng với Mặt trận tiến hành khoa học, dân chủ, thực chất, công khai, minh bạch (lưu ý việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo Luật dân chủ ở cơ sở).

Toàn cảnh Hội nghị.

Các cơ quan, tổ chức theo phạm vi thẩm quyền, lĩnh vực phụ trách đã tiến hành rà soát, lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cụ thể như sau:

Theo Báo cáo của Chính phủ, có khoảng 19.220 văn bản ở Trung ương và địa phương ban hành có nội dung chịu tác động, ảnh hưởng trực tiếp của việc thực hiện chủ trương tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, gồm 1.180 văn bản của Trung ương, 18.040 của địa phương.

Sẽ sửa những nội dung liên quan trong các Luật như: Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Cán bộ, công chức, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các luật về tố tụng, Luật Xử lý vi phạm hành chính… liên quan trực tiếp đến tổ chức bộ máy, quyền, lợi ích cơ bản của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, thẩm quyền của địa phương và tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội thuộc các lĩnh vực về ngân sách, đầu tư, quy hoạch.

Khi tiến hành sửa đổi, bổ sung, đặc biệt lưu ý đến việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần nói "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", phân định rành mạch thẩm quyền giữa trung ương với địa phương, giữa cấp tỉnh với cấp xã, xác định rõ việc nào của chính quyền cấp huyện cần điều chuyển cho chính quyền cấp xã hoặc giao chính quyền cấp tỉnh để tạo thuận lợi cho địa phương trong quá trình thực hiện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thực hiện nghi thức chào và tô son cột mốc 1116 tại Lạng Sơn vào sáng 16/4.

Thiên tai xảy ra tại Lai Châu, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương và An Giang từ ngày 10-16/4 đã làm 9 người thương vong và mất tích, cùng nhiều thiệt hại nghiêm trọng.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết sẽ bố trí cán bộ, công chức, viên chức và biên chế theo hướng cơ bản bố trí cán bộ, công chức, viên chức, toàn bộ biên chế cấp huyện, cấp xã hiện nay về cấp xã.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Quốc hội đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến nhân dân đối với việc sửa đổi Hiến pháp, trong thời gian từ ngày 6/5 đến ngày 5/6.

Một đám cháy xuất phát từ thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù, khiến cả vạt đồi đỏ rực trong đêm. Do thời tiết hanh khô cùng gió mạnh, đám cháy lan sang địa phận rừng phòng hộ thôn Đồng Cà, xã Bồ Lý.