Sáu quốc gia ký tuyên bố ủng hộ Ukraine gia nhập NATO

Ngày 12/12, các ngoại trưởng từ sáu quốc gia thành viên NATO đã ký một tuyên bố chung tại Berlin, Đức, bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch gia nhập NATO của Ukraine và cam kết hỗ trợ hòa bình theo điều kiện của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky.

Các ngoại trưởng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Italy và Ba Lan đã gặp gỡ Tổng thống Zelensky và khẳng định mục tiêu xây dựng hòa bình bền vững tại châu Âu không thể tách rời với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Tuyên bố chung tái khẳng định sự ủng hộ đối với "Công thức hoà bình" mà Tổng thống Zelensky đưa ra, coi đây là con đường khả thi để đạt được hòa bình lâu dài.

Những nước ủng hộ tuyên bố sẽ ủng hộ Ukraine trên con đường không thể đảo ngược của nước này hướng tới sự hội nhập hoàn toàn vào Hội đồng Đối tác Euro – Đại Tây Dương, bao gồm cả tư cách thành viên NATO, cũng như con đường hướng tới việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Ngoại trưởng Ukraine, ông Andrey Sibiga, bày tỏ lòng biết ơn đối với sự ủng hộ này và kêu gọi áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành công nghiệp kim loại, vận tải biển và hệ thống ngân hàng của Nga. Ông cũng nhấn mạnh việc theo dõi chặt chẽ các hoạt động thương mại giữa Nga và những quốc gia không tham gia trừng phạt.

Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Ukraine và các quốc gia NATO, trong bối cảnh xung đột đã kéo dài 3 năm qua.

Cuộc họp tại Berlin diễn ra trong bối cảnh không chắc liệu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có tiếp tục viện trợ quân sự và tài chính vô điều kiện như chính quyền trước cho Kiev hay không. Ông Trump, người sẽ nhậm chức vào ngày 20/1/2025, cam kết sẽ làm hết sức để nhanh chóng chấm dứt xung đột bằng con đường ngoại giao. Mặc dù không đưa ra kế hoạch cụ thể, nhưng trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông dường như sẵn sàng gây sức ép buộc Kiev bắt đầu đàm phán với Moscow.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nga liên tiếp thực hiện nhiều cuộc tấn công quy mô lớn ngày 22/5, từ tấn công bằng tên lửa Iskander-M vào căn cứ đặc nhiệm Ukraine ở Sumy đến việc sử dụng UAV phá hủy hệ thống Himars và kho vũ khí tại Donetsk.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 21/5, trong chuyến công du đến Mỹ.

Vatican dưới sự lãnh đạo của Giáo hoàng Leo XIV được kỳ vọng sẽ đóng góp vào công cuộc hòa giải xung đột Nga - Ukraine.

Chính quyền Australia ban hành lệnh sơ tán mới với 50.000 cư dân vào ngày 22/5, trong bối cảnh nhiều trận mưa lớn dự kiến sẽ đổ bộ khu vực Đông Nam nước này trong 24 giờ tới.

Các cơ quan tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đã và đang theo dõi, giám sát hoạt động hạ thủy tàu chiến lớn tại Cảng Chongjin của Triều Tiên.

Nga đã đánh chặn hơn 200 máy bay không người lái của Ukraine trong lãnh thổ Nga vào ngày 21/5, trong khi Ukraine tuyên bố tấn công một nhà máy sản xuất thiết bị bán dẫn ở vùng Oryol của Nga.