Sau bão, nhiều người dân Quảng Ninh thiệt hại hàng tỷ đồng
Tại khu vực đất liền thị trấn Cái Rồng, mặc dù đã chủ động thực hiện rất nhiều biện pháp phòng tránh trước bão như gia cố đồ đạc, vật dụng; ngắt nguồn điện, đóng kín các cửa sổ, cửa ra vào… nhưng rất nhiều hộ gia đình vẫn bị thiệt hại về tài sản đến cả trăm triệu đồng.


Ở yên trong nhà suốt cơn bão, sáng ngày 8/9, bà Lê Thị Xoan - chủ khách sạn Hoàng Grand (khu 9, Nam Cảng, Cái Rồng) thất thần kể lại: “Tôi chưa bao giờ thấy cơn bão lớn đến thế này. Mặc dù đã chủ động phòng chống từ đầu tuần, dùng dây chằng buộc rất kĩ. Nhưng nhà tôi tính sơ sơ thiệt hại đến giờ đã hơn 100 triệu đồng. Biển quảng cáo hơn 30 triệu mới lắp được 1 tháng giờ bị bão phá huỷ sạch. Hai bể trữ nước trên cao vào một bình năng lượng mặt trời cũng vỡ tan”.

Thị trấn ven cảng vốn yên bình, nay trở nên vô cùng ngổn ngang, xơ xác chỉ sau một ngày bị bão số 3 đổ bộ vào. Rất nhiều cây cối bị đổ, các bảng biển, mái tôn cũng bị gió đánh sập.

Cùng với đó, cảng cá Cái Rồng còn là một trong những nơi cung cấp thuỷ sản lớn nhất miền Bắc. Trong cơn bão vừa qua, rất nhiều tàu thuyền đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản tại cảng cá Cái Rồng đã bị gió thổi bay, nhiều lồng bè nuôi cá bị mất trắng. Đến nay chưa có thống kê thiệt hại chính xác nhưng dự kiến con số là rất lớn.

Anh Vũ Văn Tuân (khu 5 đường Nam Cảng, thị trấn Cái Rồng) - chủ một tàu thuyền đánh bắt cá chia sẻ: “Tôi có 2 tàu và vài bè nuôi cá mà đã thiệt hại hơn 10 tỷ rồi. Thuỷ sản thì xác định là mất trắng. Đó là còn bình thường vì nhiều người ở đây còn thiệt hại đến cả trăm tỷ. Từ năm 1991 đến giờ tôi mới thấy cơn bão lớn thế này”.

Người dân ở khu vực này cũng cho biết, rất nhiều hộ ngư dân vay ngân hàng, đầu tư đến cả trăm tỷ đồng để vận hành hệ thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Nhưng sau cơn bão, tất cả chỉ còn lại con số không.

Người dân chia sẻ, trước mắt ngư dân vẫn chưa thể tiếp tục việc đánh bắt thuỷ hải sản. Hiện nay lực lượng chức năng cũng đã có mặt và hỗ trợ tối đa để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên có lẽ sẽ phải mất rất lâu nữa, địa phương này mới vượt qua được những khó khăn mà cơn bão này đã gây ra.


Phong trào "Ba đảm đang" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nhưng những giá trị tinh thần và hiệu quả to lớn của cuộc vận động này vẫn giữ nguyên và trở thành truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Công điện số 02 của UBND TP Hà Nội ngày 05/3/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội có 4 phòng chức năng gồm 3 phòng nghiệp vụ và Văn phòng.
Một băng nhóm có hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản đã bị triệt phá vào ngày 6/3, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” là một cao trào cách mạng sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết của phụ nữ miền Bắc, là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại
Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất trong sáng 6/3.
0