Sạt lở hầm Đèo Cả, chưa xác định thời gian thông hầm
Sau hơn một ngày xảy ra sự cố sạt lở trong hầm đường sắt Đèo Cả (hầm Bãi Gió), Vạn Ninh, Khánh Hòa, lực lượng chức năng vẫn chưa thể thông hầm như dự kiến.
Tối 13/4, hệ thống gia cố trần hầm sập. Đất đá vẫn tiếp tục rớt xuống, trên hầm xuất hiện nhiều vết nứt, đất đá theo đó trôi xuống. Trước đó, trong lúc đang thi công sửa chữa hầm Đèo Cả vào trưa 12-4, khoảng 100 m3 đá trần hầm đường sắt Đèo Cả sạt xuống, bịt kín cửa hầm, kéo dài khoảng 5m. Trong quá trình xử lý sự cố, lại thêm ba đợt sạt lở xảy ra, khiến khoảng 20m hầm bị đất đá vùi lấp.

Hiện đường sắt Bắc Nam đoạn qua hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa không thể lưu thông. Có 8 đoàn tàu khách phải dừng. Ngành đường sắt đã tổ chức trung chuyển bằng xe ô tô cho 3.000 hành khách trên 10 đoàn tàu. Được biết, Hầm Đèo Cả xây dựng từ năm 1936, còn chịu thêm tác động từ rung chấn do xe tải nặng chạy, bởi cửa hầm chỉ cách quốc lộ 1 khoảng 10m. Hiện nay cảnh sát giao thông tỉnh Khánh Hòa đã lập chốt, không cho xe trọng tải lớn qua đèo để giảm rung chấn.


Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ được khởi công vào ngày 19/12 với tổng mức đầu tư khoảng hơn 8,3 tỷ USD.
Hà Nội vừa chấp thuận đề xuất bố trí thêm 49 trạm xe đạp công cộng của tập đoàn Trí Nam. Vì sao đơn vị này vẫn mở rộng khai thác xe đạp công cộng dù báo lỗ?
Trước đề xuất của Công ty VinSpeed muốn xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các bộ, ngành và các cơ quan nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền.
Nhiều lái xe đã chủ động đến đăng kiểm từ sớm, ngay cả khi trung tâm đăng kiểm chưa mở cửa nhằm tránh tình trạng ùn tắc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan khẩn trương chuẩn bị để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào ngày 19/12.
Hơn 10 triệu lượt khách đã qua các cảng hàng không trên cả nước trong tháng 5, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng gần 4% so với tháng 4.
0