Sắp xếp đơn vị hành chính 21 tỉnh, thành phố

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 21 tỉnh, thành phố giai đoạn 2023 - 2025.

Các tỉnh, thành phố gồm: Hải Phòng, Bến Tre, Thanh Hóa, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Bình, Nghệ An, Long An, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Kiên Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Đà Nẵng, Cà Mau, Bình Thuận, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, sau sắp xếp sẽ giảm 6/18 đơn vị hành chính cấp huyện và 233/487 đơn vị hành chính cấp xã.

Lâm Đồng có số đơn vị hành chính cấp huyện giảm nhiều nhất (2 huyện), Hải Phòng có số đơn vị hành chính cấp xã giảm nhiều nhất (50 xã).

Trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua 37 nghị quyết về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2023 - 2025, giảm được 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị hành chính cấp xã.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay 13/5, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp và rất thành công chuyến công tác tới 4 nước Kazakhstan, Aderbaizan, Nga và Belarus.

Từ ngày 13 đến 21/5, Công an Hà Nội tổ chức phân luồng giao thông, hạn chế các loại phương tiện lưu thông trên nhiều tuyến đường, tuyến phố... nhằm đảm bảo an ninh phục vụ Đại lễ Phật đản.

Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô nghiêm túc triển khai với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần lan tỏa giá trị đạo đức, lối sống lành mạnh trong cộng đồng.

Thảo luận về Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào sáng nay 13/5, các đại biểu Quốc hội kiến nghị có chế tài với doanh nghiệp nhà nước trong việc chậm công bố thông tin, gây ảnh hưởng tới quyền giám sát của xã hội, nhà đầu tư với các doanh nghiệp này.

Vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn đang rất nan giải, đã đến lúc phải có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm khắc để thay đổi nhận thức và thói quen của chính những người kinh doanh, sản xuất thực phẩm.

Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển Benjamin Dousa nhấn mạnh, Thụy Điển mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp Thụy Điển quan tâm, mong muốn hợp tác có chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam.