Sắp nâng hạng GPLX từ 10 hạng lên 12 hạng?

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã phân hạng lại giấy phép lái xe nên việc cấp đổi, nâng hạng cũng sẽ có nhiều điều chỉnh.

So với quy định hiện hành, dự luật đổi tên hầu hết hạng GPLX đồng thời đưa hạng B1 và B2 về cùng hạng B, chia thêm GPLX hạng C1, D1. Theo đó, nâng hạng GPLX từ 10 hạng lên 12 hạng.

So với quy định hiện hành, dự luật đổi tên hầu hết hạng GPLX đồng thời đưa hạng B1 và B2 về cùng hạng B.

Về thời hạn GPLX ô tô, dự luật quy định hạng B có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp; các hạng như C1, C, D1 có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. Dự luật cũng quy định việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho 6 trường hợp.

Đáng chú ý, dự luật quy định người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng GPLX phải có GPLX đang còn hiệu lực, có đủ thời gian lái xe an toàn quy định cho từng hạng GPLX, không gây tai nạn giao thông đường bộ, không bị tước GPLX và không bị trừ hết điểm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nâng hạng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc bất ngờ mở cửa xe ô tô tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Không ít vụ tai nạn đáng tiếc đã xảy ra chỉ vì sự bất cẩn này.

Hà Nội sẽ xây dựng thêm tuyến đường sắt đô thị số 5 Văn Cao - Hòa Lạc, dự kiến có mức đầu tư hơn 65.000 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách của thành phố.

Sáng 28/2, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đã bàn giao Quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Viễn thông Mobifone về Bộ Công an.

Độ tuổi của người điều khiển phương tiện ô tô trên 29 chỗ và xe ô tô giường nằm đã được nâng lên, đủ 57 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.

Ngành đường sắt dự kiến cần 10.000 tỷ đồng để đào tạo nhân lực cho công tác quản lý, khai thác, bảo trì tuyến đường sắt mới.

Theo thông báo mới của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, phương tiện trung chuyển được phép lưu thông trên cầu Chương Dương.